Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 69 - 72)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng và là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý của nhà quản lý. Do vậy, để quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, chức năng này cần phải được quán triệt và thực hiện thương xuyên, nghiêm túc và khách quan. Kết quả của kiểm tra, đánh giá sẽ là cơ sở để điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Thông qua kiểm tra, Ban Giám hiệu nhà trường thu được thông tin ngược, tìm ra được những ưu điểm, hạn chế, xác định được nguyên nhân, đưa ra những nhận định, đánh giá và đưa ra các quyết định, biện pháp tác động, điều chỉnh phù hợp, kịp thời, đúng hướng để nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL về kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên (Đánh giá của 100 CBQL)

TT Nội dung Mức độ ĐTB

Tốt Khá TB Yếu

1 Chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động

bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. 26 50 24 0 3.02

2 Mức độ đạt được mục tiêu tổ chức hoạt

động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. 25 51 24 0 3.01 3 Kết quả phát triển NLSP và hiệu quả tự

bồi dưỡng NLSP của giảng viên. 28 47 25 0 3.03

4

Mức độ phát triển trình độ về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, trí tuệ, tư duy, tình cảm, tình u nghề nghiệp, hứng thú trong hoạt động sư phạm của giảng viên.

26 54 21 0 3.08

Trung bình chung 3.04

Bảng 2.13. Đánh giá của giảng viên về kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên (Đánh giá của 120 giảng viên)

TT Nội dung Mức độ ĐTB

Tốt Khá TB Yếu

1 Chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động bồi

dưỡng NLSP cho giảng viên 21 69 30 0 2.93

2 Mức độ đạt được mục tiêu tổ chức hoạt động

bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. 18 71 31 0 2.89

3 Kết quả phát triển NLSP và hiệu quả tự bồi

dưỡng NLSP của giảng viên. 32 69 19 0 3.11

4

Mức độ phát triển trình độ về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, trí tuệ, tư duy, tình cảm, tình yêu nghề nghiệp, hứng thú trong hoạt động sư phạm của giảng viên.

25 77 18 0 3.06

Kết quả thu được cho thấy:

Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLSP cho giảng viên trong những năm gần đây được thực hiện ở mức độ khá. (ĐTB chung đánh giá của CBQL là 3.05 và của giảng viên là 3.00 - Mức độ khá). Trong các nội dung khảo sát, nội dung đảm bảo mức độ phát triển trình độ về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, trí tuệ, tư duy, tình cảm, tình yêu nghề nghiệp, hứng thú trong hoạt động sư phạm của giảng viên được đánh giá cao nhất (ĐTB: 3.08 của CBQL và 3.06 của giảng viên). Như vậy, hoạt động bồi dưỡng đã hướng đến các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và năng lực cần thiết nhất để giảng viên có thể tổ chức tốt quá trình dạy học và quản lý giáo dục học viên. Tuy nhiên, nội dung về mức độ đạt được mục tiêu tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên lại được đánh giá thấp nhất (ĐTB: 3.01 của CBQL và 2.89 của giảng viên). Điều này cho thấy việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch trong những tình huống, giai đoạn là chưa đúng, chưa sát với thực tế với nhu cầu giảng viên, nên chưa đạt được mục tiêu tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLSP đã đặt ra.

Để kiểm chứng kết quả khảo sát, chúng tôi đã nghiên cứu báo cáo tổng kết các năm học của Trường Cao đẳng ANND I cho thấy: Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLSP cho giảng viên đã được cơ QLGD và CBQL các cấp quan tâm, thực hiện; cơ quan quản lý đã xây dựng, ban hành được công cụ kiểm tra rõ ràng thể hiện trong các văn bản kiểm tra chuyên đề như: Quy chế chuyên môn; kế hoạch hội giảng; kế hoạch dạy giỏi; chế độ báo cáo định kỳ của trường về việc bồi dưỡng giảng viên; tổ chức đánh giá giảng viên theo đúng tiến độ, kế hoạch bồi dưỡng giảng viên theo định kỳ; nhận xét, đánh giá cán bộ và phân loại thi đua; quy định về học tập nâng cao trình độ...

Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANND I chưa được thực hiện toàn diện, đồng bộ ở tất cả các khoa, bộ môn và các tổ bộ môn; chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục mà chỉ dừng lại vào những thời điểm nhất định; nội dung kiểm tra, đánh giá chưa mang tính tổng thể... Cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NLSP cho giảng viên chưa được tiến hành liên tục nên có chưa ý nghĩa, tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng; kế hoạch bồi dưỡng chưa được hiệu chỉnh kịp thời cho

phù hợp với thực tiễn và nhu cầu bồi dưỡng của giảng viên. Nói cách khác, chức năng kiểm tra, giám sát trong hệ thống quản lý của Trường Cao đẳng ANND I chưa phát huy được hiệu quả.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng viên ở Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)