Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 74 - 79)

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực

2.5.2. Những hạn chế

Về nhận thức của CBQL, giảng viên về việc quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên: Thực tế trong các nhà trường hiện nay, vẫn còn một bộ phận CBQL, giảng viên chưa thực sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động bồi dưỡng NLSP, phải thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Một số CBQL, giảng viên vẫn quan niệm rằng NLSP là năng khiếu của mỗi giảng viên và không phải ai cũng có; NLSP là kinh nghiệm do giảng viên tự đúc rút, hình thành trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, nên không cần tiến hành các hoạt động bồi dưỡng và quản lý các hoạt động. Nhận thức và quan niệm trên của một số CBQL, giảng viên có tác động mạnh mẽ đến công tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Một mặt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng NLSP chưa đạt được hiệu quả mà chỉ mang tính hình thức, khơng thể biến q trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng NLSP ở giảng viên. Mặt khác nhận thức đó dẫn đến giảng viên thực hiện một cách qua loa, đại khái, đối phó và khơng hiệu quả.

Về năng lực tổ chức quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên: Chất lượng, hiệu quả tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLSP phụ thuộc rất lớn vào năng lực của nhà trường, của các nhà quản lý. Bởi họ chính là người tổ chức, điều khiển mọi hoạt động bồi dưỡng NLSP của giảng viên như: Xác định mục tiêu, xây

dựng kế hoạch; lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức; tổ chức nguồn nhân lực; chuẩn bị các điều kiện đảm bảo; kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng...

Những năm gần đây, Trường Cao đẳng ANND I đã có nhiều cố gắng, thực hiện tốt cơng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên và NLSP của giảng viên được nâng lên, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của nhà trường, của ngành công an và yêu của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Song, hoạt động quản lý bồi dưỡng NLSP cho giảng viên chưa thực sự tốt, đặc biệt trong việc xây dựng kế hoạch, quản lý nguồn lực, quản lý nhân lực, công tác kiểm tra đánh giá, việc điều chỉnh kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng; việc xử lý các tình huống nảy sinh chưa tốt dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng chưa đạt được như mong muốn.

Thực tế làm công tác chuyên môn ở nhà trường và qua khảo sát cho thấy công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng NLSP của Nhà trường cịn nhiều hạn chế. Trong đó thường tập trung, chú trọng đến công tác bồi dưỡng vào đầu năm học, khi tổ chức các cuộc thi giảng viên giỏi, hội giảng hay cuối năm học mà chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục; nhiều giai đoạn hoạt động này chưa được quan tâm, chỉ đạo, thực hiện, điều này có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động bồi dưỡng. Về bản chất, NLSP được hình thành là kết quả của quá trình học tập, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục có ý thức của mỗi giảng viên. Cho nên để nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, CBQL, lãnh đạo các nhà trường cần có chỉ đạo sát sao, liên tục để biến hoạt động bồi dưỡng NLSP của nhà trường, của các khoa, bộ môn, tổ chuyên môn thành của mỗi giảng viên; giảng viên phải là chủ thể tích cực, chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục trong mọi hoàn cảnh và hoạt động sư phạm của mình.

Về các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên: Trường Cao đẳng ANND I là một trong 4 trường cao đẳng trọng điểm của ngành công an và của đất nước trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an tồn xã hội. Vì vậy, đã được Đảng, Nhà nước và Bộ Công an quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho quá trình dạy học. Tuy nhiên, các điều kiện để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động bồi dưỡng NLSP của giảng viên vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ. Cơ sở vật chất của các trường hiện nay

như: Phòng thực hành giảng dạy, các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, thiết bị âm thanh, thư viên tài liệu, nguồn kinh phí... cịn thiếu và bị xuống cấp. Cùng với đó, khối lượng cơng việc của giảng viên tương đối lớn, số lượng học viên, nhu cầu công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, quan niệm về công tác GD&ĐT trong CAND thay đổi, xu thế sáp nhập, tinh gọn bộ máy... vì vậy giảng viên chịu nhiều áp lực, thiếu thời gian, thiếu điều kiện để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nâng cao NLSP cho bản thân mình.

Về phương pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên: Thực tế hiện nay cho thấy, chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên thường là CBQL và những giảng viên có kinh nghiệm, do đó trình độ kiến thức về giáo dục, về khoa học quản lý giáo dục và lý luận dạy học chưa thực sự sâu sắc; công tác phối kết hợp trong quản lý, tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên còn thiếu chặt chẽ, chưa phát huy được các lợi thế, chưa thu hút được sự quan tâm của các phòng ban chức năng trong nhà trường và của ngành, của các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động bồi dưỡng.

Trong những năm học vừa qua, khi tổ chức, thực hiện các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên chủ yếu vẫn sử dụng các phương pháp hành chính, thể chế, quy định nên dễ dẫn đến áp đặt, gị bó; việc sử dụng các phương pháp khen thưởng, động viên, khích lệ chưa thực sự hiệu quả, nên chưa tạo ra được động lực thúc đẩy giảng viên tích cực, tự giác, sáng tạo trong việc rèn luyện nâng cao NLSP; các phương pháp kiểm tra, giám sát còn chưa sâu sát, thiếu cụ thể, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, chưa có tiêu chuẩn rõ ràng, chưa có trọng tâm, trọng điểm, vì vậy kết quả kiểm tra, giám sát chưa đủ căn cứ để nhà quản lý kịp thời đưa ra những điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

Nhà trường và CBQL vẫn chưa khai thác hết tính năng, hiệu quả của cơng nghệ thông tin, của công nghệ giáo dục vào trong hoạt động bồi dưỡng nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 và xu thế hiện đại hóa giáo dục. Bên cạnh đó, nhà trường cịn thiếu các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động GD&ĐT trong điều kiện xã hội phát triển, nhu cầu con người được nâng cao, tình hình tội phạm gia tăng và có xu hướng tinh vi, phức tạp; các điều kiện sinh hoạt, nơi làm việc của giảng viên cịn khó khăn; chế độ chính sách để động viên, khuyến khích giảng viên cịn hạn chế.

Về ý thức tự bồi dưỡng NLSP của giảng viên: Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo, tuyên truyền, giáo dục tích cực của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nên đa phần giảng viên đều có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tự giác trong việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ GD&ĐT của nhà trường và kỳ vọng của xã hội. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khác nhau cho nên một bộ phận giảng viên chưa thật sự tích cực, tự giác, chủ động trong học tập, bồi dưỡng tự nâng cao NLSP.

Thực tế hiện nay vẫn cịn tồn tại tình trạng đó là: Nhận thức của một số giảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của NLSP cịn chưa đúng đắn, khơng phù hợp; giảng viên nhận thức chưa đầy đủ vai trò hoạt động bồi dưỡng NLSP trong hoàn thiện và phát triển nhân cách người giảng viên, trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chưa thấy được vai trò, tác dụng của việc bồi dưỡng NLSP đối với thực tiễn GD&ĐT và cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Đặc biệt, trong thời đại kinh tế thị trường, ảnh hưởng của văn hóa lối sống phương tây, sự biến đổi mạnh mẽ của các giá trị truyền thống... dẫn đến một bộ phận giảng viên chịu ảnh hưởng của lối sống thục dụng, coi trọng giá trị vật chất, thương mại hóa giáo dục, ý chí phấn đấu giảm sút, khơng tích cực trong học tập, nghiên cứu phát triển năng lực bản thân.

Trước thực trạng trên, dẫn đến tính chủ động, tự học tập, tự bồi dưỡng NLSP của một số giảng viên bị hạn chế; một số giảng viên thiếu động lực, khơng có hứng thú trong học tập, bồi dưỡng; chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn các giá trị vật chất, không thiết tha với nguyện vọng bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển trở để thành giảng viên giỏi, nhà sư phạm giỏi. Từ đó một số giảng viên hình thành quan niệm bồi dưỡng cho xong kế hoạch, cho đảm bảo các chỉ tiêu công tác đã đăng ký và được phân công; tham gia thi giảng viên dạy giỏi, hội giảng với mục đích phục vụ bình xét xét thi đua, xếp loại đảng viên. Vì vậy, một bộ phận giảng viên trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng thường bị đông, xây dựng theo kiểu đối phó và khơng thực hiện. Hiện tượng này có ảnh hướng rất lớn đến kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, bởi mục đích cuối cùng của quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP là phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của giảng viên, biến kế hoạch của nhà quản lý thành kế hoạch tự bồi dưỡng.

Kết luận chƣơng 2

Bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên là một trong những nhiệm vụ trong tâm của các trường CAND hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng GD&ĐT, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 8, Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thông qua khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên ở Trường Cao đẳng ANND I, chúng tôi nhận thấy CBQL và giảng viên có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường.

Lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Cục Đào tạo và trực tiếp là Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng ANND I đã rất quan tâm, chú trọng đến các hoạt động bồi dưỡng nhằm phát triển, nâng cao trình độ, năng lực chun mơn, đạo đức nghề nghiệp cho giảng viên. Vì vậy, việc bồi dưỡng NLSP cho giảng viên đã được cơ quan quản lý cá cấp chỉ đạo và thực hiện một cách nghiêm túc góp phần hồn thiện phẩm chất nhân cách đáp ứng tiêu chuẩn chức danh giảng viên. Các cấp quản lý đã đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng; lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp với cấu trúc của NLSP, đáp ứng nhu cầu của giảng viên, đáp ứng thực tiễn giáo dục của các trường hiện nay và theo định hướng, chỉ đạo của Bộ, của Ngành.

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên ở Trường Cao đẳng ANND I đã đạt được những kết quả nhất định; hoạt động bồi dưỡng đã được tiến hành thường xun và có quy củ; trình độ, năng lực, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên được nâng cao. Tuy vậy, thực trạng tổ chức và quản lý của một số khoa, bộ mơn, phịng ban chức năng cịn có những hạn chế cần phải kịp thời điều chỉnh, tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Thực trạng bồi dưỡng NLSP, thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP và nguyên nhân của thực trạng như đã phân tích, đánh giá ở trên là căn cứ khoa học quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANND I nói riêng và giảng viên các trường CAND nói chung.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC SƢ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN

DÂN I VÀ KHẢO NGHIỆM BIỆN PHÁP

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng viên Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 74 - 79)