Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 88 - 91)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng

phạm cho giảng viên

* Mục tiêu của biện pháp

Đây là biện pháp giữ vị trí, vai trị quan trọng, trực tiếp chỉ đạo các chủ thể quản lý và định hướng hoạt động bồi dưỡng NLSP của giảng viên. Các nhà trường cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên nhằm xây dựng lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng

NLSP có tính thực tế cao, đáp ứng nhu cầu của giảng viên và của sự nghiệp đổi mới GD&ĐT. Đồng thời tránh tình trạng nội dung bồi dưỡng dàn trải, thiếu trọng tâm, không phù hợp với nhiệm vụ của giáo dục của trường, của ngành; hình thức và phương pháp mang tính cứng nhắc, máy móc, khơng phù hợp được nhu cầu và không tạo được động cơ, hứng thú của giảng viên.

* Nội dung của biện pháp

Khi xây dựng nội dung bồi dưỡng, nhà quản lý cần bổ sung những kiến thức về lý luận giáo dục hiện đại, lý luận dạy học hiện đại trong đào tạo trình độ cao đẳng, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong hạt động dạy học và quản lý giáo dục học viên. Do đó, nội dung bồi dưỡng phải mang tính kế thừa theo các năm học, bám sát thực tiễn sự nghiệp đổi mới GD&ĐT, phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội và phù hợp với những phẩm chất còn thiếu hụt trong cấu trúc NLSP của người giảng viên. Nội dung bồi dưỡng NLSP cho giảng viên phải xoay quanh những vấn đề cần thiết, nảy sinh từ quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nhà trường, hướng đến mục tiêu bồi dưỡng giảng viên có nhận thức mới, thái độ mới và hình thành kỹ năng mới để thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, ngành giáo dục và xã hội giao trong bối cảnh, tình hình mới.

Phương pháp, hình thức bồi dưỡng phải thực sự đa dạng, phong phú và linh hoạt; vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học hiện đại theo hướng kích thích tính tích cực, chủ động và sáng tạo của giảng viên; đan xen các phương pháp, hình thức bồi dưỡng để đảm bảo hài hịa giữa việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ học tập bồi dưỡng.

* Cách thức thực hiện của biện pháp

Khi tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, nhà quản lý cần thực hiện cụ thể như sau:

Về cách thức tiến hành đổi mới nội dung bồi dưỡng:

Lãnh đạo Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, CBQL tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng NLSP của giảng viên; đánh giá đúng điểm mạnh điểm yếu, những kiến thức, kỹ năng, thái độ còn thiếu của giảng viên trong quá trình dạy học và quản lý giáo dục học viên.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, Ban Giám hiệu, CBQL nghiên cứu, lựa chọn những các vấn đề thiết thực, phù hợp để xây dựng nội dung bồi dưỡng.

Lãnh đạo Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, CBQL tổ chức quá trình nghiên cứu, biên soạn tài liệu, giáo trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng; quá trình biên soạn phải đảm bảo tính khoa học, logic của kiến thức với việc rèn luyện hình thành, kỹ năng, thái độ, NLSP của giảng viên; mời hoặc cử cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm để biên soạn; quá trình biên soạn phải đảm bảo đúng quy trình, có sự tham gia góp ý của các chuyên gia, phải được tiến hành hội thảo và nghiệm thu, chỉnh sửa theo quy định để đảm bảo chất lượng tài liệu bồi dưỡng.

Về cách thức tiến hành đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng:

Đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng là một trong những giải pháp đột phá để tạo ra hứng thú, tính tích cực ở đối tượng bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Do vậy, vấn đề này cần được đặc biệt quan tâm, chú ý. Thực tiễn quá trình bồi dưỡng NLSP cho giảng viên trong những năm qua cho thấy, chất lượng công tác bồi dưỡng phụ thuộc rất lớn vào phương pháp, hình thức tổ chức của nhà trường, bởi chính trong hình thức, phương pháp giảng viên mới nhận ra ý nghĩa, tác dụng của công tác này. Do vậy, trong q trình bồi dưỡng, CBQL và giảng viên làm cơng tác giảng dạy cần sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hiện đại nhằm hướng đến và phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của đối tượng; linh hoạt và đa dạng hóa các hình thức và phương pháp bồi dưỡng, trong đó tập trung vào các phương pháp và hình thức như: Tiến hành hội thảo, trao đổi, tọa đàm; tổ chức sinh hoạt chuyên đề; tổ chức mở lớp tập huấn kết hợp tham quan, trải nghiệm; đi thực tế học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của các địa phương, các trường khác; tổ chức hội thi... Trong đó kết hợp bồi dưỡng ngắn hạn với dài hạn, kết hợp bồi dưỡng tập trung với tự bồi dưỡng.

Lãnh đạo Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, CBQL cần thường xuyên tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm về việc xây dựng nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng đã triển khai, thực hiện. Qua đó để nhà quản lý, Ban Giám hiệu đưa ra các biện pháp tác động kịp thời, hiệu quả vào nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng NLSP của nhà trường.

* Điều kiện thực hiện

Nhà quản lý cần nghiên cứu, nắm vững hệ thống lý luận hiện đại về quá trình giáo dục, về chuẩn nghề nghiệp của giảng viên để xây dựng nội dung đảm bảo tính hiện đại, tính thực tiễn và có tính giáo dục cao.

Trong quá trình bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, chủ thể bồi dưỡng cần vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học hiện đại với phương pháp dạy học truyền thống, cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp thảo luận, ximena, đóng vai, trải nghiệm, dạy học tình huống, dạy học theo định hướng phát triển năng lực và kết hợp với hình thức tổ chức dạy học phù hợp, thiết thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 88 - 91)