Thực trạng về kế hoạch, nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 51 - 53)

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng viên

2.3.2. Thực trạng về kế hoạch, nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho

Để thực hiện có hiệu quả Đề án thành phần số 5, thuộc Đề án 1229 của Thủ tướng Chính phủ, Cục Đào tạo – Bộ công an, các nhà trường CAND, cơ quan quản lý, CBQL đã tập trung xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, kết quả khảo sát nội dung này được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL và giảng viên về kế hoạch, nội dung bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

TT Nội dung đánh giá

Mức độ

Rất

phù hợp Phù hợp

Không phù hợp

1 Kế hoạch của CBQL, Cục Đào tạo, BGH và giảng viên về bồi dưỡng NLSP.

115 (52.3%) 71 (32.3%) 34 (15.4%) 2

Nội dung bồi dưỡng NLSP cho giảng viên (Kiến thức, kỹ năng, thái độ, phương pháp tư duy sư phạm, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giảng viên CAND...). 110 (50.0%) 82 (37.3%) 18 (12.7%)

Kết quả bảng 2.2 cho thấy:

Về kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên: Có 52.3% CBQL và giảng viên được hỏi cho rằng các kế hoạch bồi dưỡng NLSP là rất phù hợp, 32.3% cho là phù hợp và có 15.4% CBQL, giảng viên đánh giá ở mức độ không phù hợp.

Về nội dung bồi dưỡng NLSP cho giảng viên: Đa số CBQL và giảng viên đều đánh giá các nội dung về kiến thức, kỹ năng, thái độ, phương pháp tư duy sư phạm, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giảng viên CAND cần bồi dưỡng cho giảng viên là rất phù hợp (50.%); có 37.3% CBQL, giảng viên được hỏi cho rằng nội dung bồi dưỡng là phù hợp và có 12.7% cho rằng là khơng phù hợp.

Kết hợp với trưng cầu ý kiến về mức độ phù hợp của việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung bồi dưỡng, chúng tơi cịn tiến hành trao đổi, tọa đàm với các khách thể để đánh giá khách quan, toàn diện, cụ thể về vấn đề này, kết quả cho thấy: Phần lớn khách thể được hỏi đều cho rằng kế hoạch và nội dung bồi dưỡng NLSP cho giảng viên là rất phù hợp, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giảng viên trao đổi, trong các kế hoạch, nội dung bồi dưỡng còn chưa thực sự sát hợp, chưa mang lại hiệu quả cao. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên một cách thường xuyên và hiệu quả. Nhà quản lý cần nghiên cứu, tìm ra những điểm bất hợp lý, tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh nhằm mang lại sự phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng.

Trước khi xây dựng kế hoạch, xác định nội dung và tổ chức các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, nhà trường cần tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng NLSP của giảng viên, những phẩm chất, năng lực còn thiếu của giảng viên. Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu các trường xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khả thi, phù hợp với nhu cầu giảng viên và địi hỏi của thực tiễn cơng tác giáo dục; lựa chọn nội dung cần thiết và tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 51 - 53)