Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 59 - 62)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng

Để đánh giá thực trạng quản lý nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANND I hiện nay, chúng tôi trực tiếp nghiên cứu các kế hoạch bồi dưỡng của Cục Đào tạo, của nhà trường, của các khoa, bộ môn và kế hoạch cá nhân kết hợp với điều tra bằng bảng hỏi.

Kết quả khảo sát cho thấy, các chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên đã nhận thức đúng, có chỉ đạo sâu sát đối với việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng, coi đây là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về chỉ đạo việc xác định nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

Chỉ đạo việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

Nội dung đánh giá

Mức độ biểu hiện

Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt

SL % SL % SL % SL %

Việc chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng NLSP tổng thể theo năm học.

Việc chỉ đạo xây dựng cấu trúc các nội dung bồi dưỡng đảm bảo tính hệ thống, khoa học, logic…

102 46.4% 81 36.8% 19 8.6% 18 8.2%

Việc chỉ đạo xây dựng cấu trúc các nội dung bồi dưỡng đảm bảo bám sát mục tiêu GD&ĐT của nhà trường, của ngành.

97 44.1% 78 35.5% 30 13.6% 15 6.8%

Việc chỉ đạo xây dựng cấu trúc các nội dung bồi dưỡng đảm bảo tính cân đối giữa kiến thức, kỹ năng thái độ trong dạy học và quản lý giáo dục học viên.

92 41.8% 80 36.4% 27 12.3% 21 9.5%

Chỉ đạo việc xác định phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLSP

Chỉ đạo việc thực hiện đa dạng hóa các phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

65 29.5% 90 40.9% 45 20.5% 20 9.1%

Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp, hình thức bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng giảng viên.

72 32.7% 86 39.1% 46 20.9% 16 7.3%

Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp, hình thức bồi dưỡng phù hợp với từng nội dung bồi dưỡng.

101 45.9% 67 30.5% 41 18.6% 11 5%

Kết quả bảng 2.7 cho thấy:

Số CBQL, giảng viên đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt cho 4 nội dung liên quan đến việc chỉ đạo xác định nội dung bồi dưỡng NLSP cho giảng viên là trên

85%. Cũng mức độ này, nhưng đối với 3 nội dung có liên quan đến việc chỉ đạo xác định phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên đạt trên 78.2%. Kết quả này chứng tỏ việc chỉ đạo xác định nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên ở các trường hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và mục tiêu, kế hoạch đề ra. Theo quy định, phân cấp quản lý thì các chủ thể đã chủ động chỉ đạo sâu, sát đến tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đặc biệt là chỉ đạo các bộ mơn, khoa, tổ chun mơn, đội ngũ giảng viên tích cực, nỗ lực đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng NLSP cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, với nhiệm vụ nhà trường hiện nay. Trong thời gian tới, khi xây dựng kế hoạch, nhà quản lý cần tính tốn đến những nội dung cần thiết, yêu cầu các chủ thể tiến hành hoạt động bồi dưỡng cần đổi mới về phương pháp và hình thức bồi dưỡng.

Cùng với khảo sát, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với lãnh đạo Cục Đào tạo, lãnh đạo Phòng quản lý giáo viên – Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, lãnh đạo của các khoa, bộ môn và phỏng vấn một số giảng viên trực tiếp thực hiện các kế hoạch, hoạt động bồi dưỡng. Kết quả cho thấy, trong việc chỉ đạo xác định nội dung, các cấp quản lí đã tập trung chỉ đạo, lựa chọn những nội dung cần bồi dưỡng như: Kiến thức về phương pháp dạy học tích cực, kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; giáo dục đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, yêu ngành; kỹ năng về tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng ứng xử sư phạm, kỹ năng phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý giáo dục học viên...

Trong việc xác định phương pháp và hình thức bồi dưỡng NLSP, các cấp quản lý đã chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bồi dưỡng; khắc phục các hiện tượng mang tính hình thức, chống đối, khơng có hiệu quả, khơng phù hợp với giảng viên; coi trọng hình thức, phương pháp bồi dưỡng tập trung như tập huấn theo định kỳ, tổ chức các cuộc thi, tăng cường hình thức tự giác, tự bồi dưỡng NLSP của giảng viên.

Tuy nhiên, trong 4 nội dung liên quan đến việc chỉ đạo xác định nội dung bồi dưỡng NLSP cho giảng viên thì nội dung chỉ đạo xây dựng cấu trúc các nội dung bồi dưỡng đảm bảo tính cân đối giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ trong dạy học và quản lý

giáo dục học viên được khách thể đánh giá mức độ thấp (12.3% đánh giá là bình thường và 9.5% đánh giá chưa tốt).

Trong 3 nội dung liên quan đến việc xác định phương pháp, hình thức bồi dưỡng thì nội dung chỉ đạo việc thực hiện đa dạng hóa các phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLSP là chưa thuyết phục (20.5% cho là bình thường và 9.1% cho là chưa tốt). Điều đó chứng tỏ, CBQL chưa thực sự quan tâm và thực hiện đổi mới, đa dạng hóa phương pháp và hình thức bồi dưỡng.

Kết quả này cho thấy trong chỉ đạo xác định nội dung phương pháp, hình thức bồi dưỡng ở các nhà trường vẫn còn tồn tại những điều chưa hợp lý, thiếu kiên quyết, chưa tạo ra sự thống nhất trong tồn bộ nhà trường, chưa có sức lan tỏa rộng lớn, chưa thu hút được mọi người cùng tham gia vào quá trình bồi dưỡng. Nhiều nội dung bồi dưỡng chưa thực sự hợp lý, chưa phù hợp nhu cầu của giảng viên; phương pháp, hình thức bồi dưỡng mang tính truyền thống, tập trung vào lý thuyết mà ít có thực tế, thực hành; khơng có sự đan xen kết hợp giữa các phương pháp, hình thức; các hình thức trao đổi kinh nghiệm, tham quan, trải nghiệm, hội thảo… chưa được chú trọng.

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động của chủ thể và đối tượng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 59 - 62)