Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 56 - 59)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư

Năng lực nói chung và NLSP của giảng viên nói riêng được hình thành có ý thức, đó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và từ thực tiễn cơng tác của người giảng viên. Vì vậy, để hình thành, phát triển NLSP, nhà quản lý cần xác định được mục tiêu cụ thể, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng một cách khoa học.

Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên các trường CAND nói chung và giảng viên Trường Cao đẳng ANND I nói riêng là một trong những nhiệm vụ, nội dung rất quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP và của nhà trường. Nó được thể hiện ở các nội dung cơ bản như: Việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chung của nhà trường; việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chung của từng bộ môn, khoa; việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của giảng viên.

Để đánh giá tính hiệu quả của nó, chúng tơi tiến hành khảo sát CBQL, giảng viên về 3 nội dung trên, kết quả thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, giảng viên về mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

TT Nội dung Mức độ ĐTB

Tốt Khá TB Yếu

1 Việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch

bồi dưỡng chung của nhà trường. 99 91 30 0 3.31

2 Việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch

bồi dưỡng chung của các bộ môn, khoa. 96 90 34 0 3.28 3 Việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch

tự bồi dưỡng của giảng viên. 87 89 44 0 3.19

Trung bình chung 3.26

Kết quả thu được ở bảng 2.6 cho thấy:

Đa số CBQL và giảng viên đánh giá việc xác định mục tiêu bồi dưỡng và việc lập kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên trong những năm qua là ở mức độ tốt và khá (ĐTB chung là 3.26), cụ thể: Nội dung được đánh giá cao nhất là việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chung của nhà trường (ĐTB là 3.31); việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chung của các khoa, bộ môn (ĐTB là 3.28); việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của giảng viên (ĐTB là 3.19). Điều này nói lên nhà trường đã xác định được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, đã xác định

đúng mục tiêu, ban hành kế hoạch bồi dưỡng NLSP có tính khả thi nhằm bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

Bên cạnh kết quả khảo sát, chúng tôi trực tiếp nghiên cứu kế hoạch bồi dưỡng của Cục Đào tạo, ở nhà trường, ở các khoa, bộ môn và kế hoạch tự bồi dưỡng của từng giảng viên từ năm 2013 đến nay, theo đó có thể nhận định: Hàng năm, Cục Đào tạo, Nhà trường, các khoa, bộ môn đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên theo hình thức Cục Đào tạo, Nhà trường chỉ đạo, triển khai đến từng khoa, bộ môn và giảng viên tự xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, rèn luyện của cá nhân theo sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Cục Đào tạo, nhà trường và các khoa, bộ môn.

Nghiên cứu kế hoạch bồi dưỡng cho thấy: Kế hoạch được xây dựng có tính khoa học, tồn diện, cụ thể, chi tiết và có tính khả thi cao. Trong đó đã xác định được mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn cần đạt được, có trọng tâm trọng điểm theo năm học, theo giai đoạn và từng NLSP cụ thể; kế hoạch đã xác định được nội dung cần tổ chức thực hiện, phù hợp với NLSP cần phát triển; kế hoạch có phương pháp và hình thức thực hiện cụ thể. Do đó,thơng qua kết quả khảo sát CBQL và giảng viên trên 3 nội dung trên đều được đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt. Trong đó, nội dung về mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng chung của nhà trường đạt 75%; của khoa, bộ môn đạt 74% và kế hoạch của từng cá nhân giảng viên đạt 74%. Những nội dung trên chứng tỏ các chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP của nhà trường đã nhận thức rõ vị trí, vai trị và tầm quan trọng của kế hoạch; có kỹ năng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát ở CBQL và giảng viên về 3 nội dung liên quan đến việc xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng NLSP của từng cá nhân giảng viên còn chưa tốt chiếm 14%. Điều này cho thấy, việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch của nhà trường, của các khoa, bộ môn và kế hoạch của cá nhân giảng viên có thời điểm, có nội dung vẫn cịn hạn chế, bất cập. Nói cách khác, kế hoạch của trường, của các khoa, bộ môn chưa biến thành của cá nhân trong hoạt động rèn luyện. Nội dung này này càng được làm rõ khi chúng tôi trao đổi trực tiếp với Ban giám hiệu và giảng viên của một số nhà trường, cụ thể:

Hiện nay, việc xác định mục tiêu cần đạt được cịn chung chung; nội dung kế hoạch có những điểm khơng thực sự phù hợp với NLSP của giảng viên, chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn của công tác dạy học và quản lý giáo dục học viên hiện nay; chưa có tính kế thừa các NLSP... Lý giải về vấn đề này, Ban Giám hiệu Nhà trường cho rằng do sự biến đổi các nhiệm vụ của nhà trường; việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch còn lúng túng chưa kịp thời; chưa tiến hành khảo sát nhu cầu của giảng viên về NLSP cần bồi dưỡng; chưa đánh giá được chính xác kết quả bồi dưỡng; kế hoạch tự bồi dưỡng của cá nhân mang tính đối phó do Ban giám hiệu chưa kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện. Đây cũng chính là nội dung quan trọng cần khắc phục trong việc quản lý các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên trong thời gian tới.

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 56 - 59)