Thực trạng quản lý hoạt động của chủ thể và đối tượng bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 62 - 66)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động của chủ thể và đối tượng bồi dưỡng

* Thực trạng quản lý hoạt động của chủ thể bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

Để đánh giá hoạt động của chủ thể bồi dưỡng NLSP, chúng tôi tiến hành đánh giá ở 5 nội dung là: Công tác tổ chức nguồn nhân lực cho hoạt động bồi dưỡng; công tác tổ chức cơ sở vật chất, tài chính, phương tiện đảm bảo; cơng tác duy trì hoạt động bồi dưỡng; về trình độ, phẩm chất, năng lực và kỹ năng sư phạm của cán bộ bồi dưỡng; về ý thức trách nhiệm của cán bộ bồi dưỡng. Đây là những nội dung cơ bản có, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động bồi dưỡng NLSP. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá hoạt động của chủ thể bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

Nội dung đánh giá

Mức độ biểu hiện Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % SL % Về công tác tổ chức nguồn nhân lực (CBQL, tổ chức bồi dưỡng, cán bộ trực tiếp lên lớp). 76 34.5% 80 36.4% 42 19.1% 22 10% Về công tác tổ chức cơ sở vật chất, tài chính, phương tiện đảm bảo. 71 32.3% 80 36.4% 44 20% 25 11.4%

Việc duy trì hoạt động bồi

dưỡng NLSP. 103 46.7% 69 31.4% 36 16.4% 12 5.5%

Trình độ, phẩm chất, năng lực, kỹ năng sư phạm của cán bộ bồi dưỡng.

116 52.7% 77 35.0% 15 6.83% 12 5.47%

Về ý thức trách nhiệm của

cán bộ bồi dưỡng. 112 50.9% 73 33.1% 25 11.5% 10 4.5% Kết quả bảng 2.8 cho thấy:

Hoạt động của chủ thể trong hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên là tương đối hiệu quả. Công tác quản lý, tổ chức nguồn nhân lực cho hoạt động bồi dưỡng NLSP được đánh giá rất tốt là 34.5% và tốt là 36.4%; công tác quản lý, tổ chức cơ sở vật chất, tài chính, phương tiện đảm bảo được đánh giá rất tốt là 32.3% và tốt là 36.4%; cơng tác quản lý, duy trì hoạt động bồi dưỡng được đánh giá rất tốt và tốt chiếm 78.1%; về trình độ, phẩm chất, năng lực, kỹ năng sư phạm của cán bộ bồi dưỡng được đánh giá rất tốt là 52.7% và tốt 35.0%; về ý thức trách nhiệm của cán bộ bồi dưỡng được đánh giá rất tốt và tốt chiếm 84%.

chủ thể bồi dưỡng NLSP được tiến hành một cách nghiêm túc, có chuẩn bị kỹ càng theo đúng kế hoạch và tiến trình bồi dưỡng. Đã chủ động trong cơng tác sử dụng nguồn nhân lực, giảng viên trực tiếp lên lớp bồi dưỡng, chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo và duy trì thường xuyên hoạt động bồi dưỡng. Đặc biệt, cán bộ bồi dưỡng là những người có trình độ, năng lực, kỹ năng sư phạm và có ý thức trách nhiệm cao… Đây là điều kiện thuận lợi cần duy trì và phát triển để hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, công tác tổ chức nguồn nhân lực cho hoạt động bồi dưỡng NLSP; công tác quản lý, tổ chức cơ sở vật chất, tài chính, phương tiện đảm bảo và công tác quản lý; vấn đề duy trì hoạt động bồi dưỡng; về trình độ, phẩm chất, năng lực, kỹ năng sư phạm; về ý thức trách nhiệm của cán bộ bồi dưỡng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Có từ 12.3% - 31.4% CBQL, giảng viên được hỏi cho là bình thường và chưa tốt. Kết quả này khẳng định, hoạt động của chủ thể bồi dưỡng vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Chủ thể hoạt động bồi dưỡng chưa tổ chức tốt nguồn nhân lực, đây là yếu tố quyết định đến kết quả bồi dưỡng; chưa tổ chức, chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo; cơng tác duy trì hoạt động bồi dưỡng cần phải tiến hành tốt hơn, thường xuyên hơn, có kiểm tra, giám sát để duy trì hoạt động bồi dưỡng, nếu khơng sẽ dơi vào tình trạng hơ khẩu hiệu. Đồng thời, trong việc tổ chức cán bộ, giảng viên trực tiếp tiến hành hoạt động bồi dưỡng cần lựa chọn những người có chun mơn cao, có kinh nghiệm và những chuyên gia trong lĩnh vực này để nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng.

* Thực trạng quản lý hoạt động tự bồi dưỡng NLSP của giảng viên

Để đánh giá hoạt động của đối tượng được bồi dưỡng NLSP, chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt động tự bồi dưỡng NLSP của giảng viên, bởi đây là đối tượng chính mà hoạt động bồi dưỡng NLSP hướng đến. Đồng thời, mọi kế hoạch, hoạt động bồi dưỡng NLSP đều được biến thành hoạt động của cá nhân và nhà trường cần quản lý tốt hoạt động tự bồi dưỡng của giảng viên.

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và giảng viên về công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

TT Nội dung Mức độ ĐTB

Tốt Khá TB Yếu

1 Lập kế hoạch chỉ đạo tự bồi dưỡng

cho giảng viên. 52 111 57 0 2.98

2 Xác định chương trình, nội dung tự

bồi dưỡng cho giảng viên. 48 109 63 0 2.93

3 Lựa chọn phương pháp tự bồi dưỡng

cho giảng viên. 46 107 67 0 2.90

4 Lựa chọn hình thức tự bồi dưỡng cho

giảng viên. 41 106 73 0 2.85

5 Kiểm tra, giám sát hoạt động tự bồi

dưỡng NLSP cho giảng viên. 41 102 77 0 2.84

Trung bình chung 2.90 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 Mức độ

Biểu đồ 2.1. Biểu thị kết quả đánh giá của CBQL và giảng viên về công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

Kết quả thu được ở bảng 2.9 và phân tích biểu đồ 2.1 cho thấy: Phần lớn khách thể đánh giá việc quản lý hoạt động tự bồi dưỡng NLSP cho giảng viên ở mức độ khá (ĐTB chung: 2.90). Các nội dung tự đánh giá chiếm ở vị trí cao nhất là: Lập kế hoạch chỉ đạo tự bồi dưỡng cho giảng viên (ĐTB là 2.98); xác định chương trình,

nội dung tự bồi dưỡng cho giảng viên (ĐTB là 2.93) và lựa chọn phương pháp tự bồi dưỡng cho giảng viên (ĐTB là 2.90). Vị trí thấp nhất là: Kiểm tra, giám sát hoạt động tự bồi dưỡng NLSP cho giảng viên (ĐTB là 2.84).

Kết quả trên có thể nhận định, trong việc tự bồi dưỡng nâng cao NLSP của giảng viên, công tác quản lý việc tự bồi dưỡng còn nhiều hạn chế, thiếu sót cụ thể: Chủ yếu là từng giảng viên tự lập kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho bản thân và tự thực hiện kế hoạch đề ra; vai trò của cơ quan quản lý, cán bộ quản lý chưa được thể hiện; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tự bồi dưỡng NLSP chưa được quan tâm và thực hiện nghiêm túc (ĐTB là 2.84); chưa có sự chỉ đạo sâu sát và có hướng dẫn cụ thể về phương pháp, hình thức bồi dưỡng; nhiều khi kế hoạch tự bồi dưỡng của cá nhân có xây dựng nhưng thiếu kiểm tra, giám sát nên không được thực hiện, kế hoạch mang tính chiếu lệ và đối phó. Điều này có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLSP của giảng viên các trường. Do vậy, chủ thể quản lý cần áp dụng các biện pháp để nâng cao ý thức tự giác, tự bồi dưỡng NLSP của giảng viên.

2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện thực hiện bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 62 - 66)