Những ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 72 - 74)

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực

2.5.1. Những ưu điểm

Lãnh đạo, cán bộ quản lý, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng ANND I đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Đây là một yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và Nghị quyết số 17 của Đảng ủy Công an Trung ương, Chỉ thị số 13 của Bộ Trưởng Bộ Công an về đổi mới toàn diện GD&ĐT trong CAND, Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng ANND I đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các hoạt động quản lý bồi dưỡng NLSP cho giảng viên; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLSP của giảng viên; đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc vận động: Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; xây dựng trường học thân thiện, giảng viên mẫu mực, học sinh tích cực; CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ... Trên cơ sở đó để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ, giảng viên trong việc bồi dưỡng nâng cao NLSP.

Giảng viên Trường Cao đẳng ANND I đã có thức đúng đắn về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, của ngành giáo dục và của nhà trường về nhiệm vụ giáo dục và vai trò của giảng viên. Trên cơ sở chỉ đạo của cấp trên, Ban Giám hiệu đã tổ chức tốt các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về chủ trương chính sách của Đảng, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường và nhiệm vụ của giảng viên. Đội ngũ giảng viên luôn nhận thức rõ về sứ mệnh và trách nhiệm của người giảng viên đối với việc nâng cao chất lượng GD&ĐT và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Vì vậy, giảng viên đã phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc xây

dựng mơi trường giáo dục tích cực, xây dựng hình ảnh người giáo viên mẫu mực để giáo dục học viên.

Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu cũng đã thực hiện tốt các chính sách đối với đội ngũ giảng viên nhằm động viên, khích lệ giảng viên nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp GD&ĐT của lực lượng CAND. Qua đó giảng viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp, NLSP của giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên mà Bộ Công an đã xây dựng, ban hành.

Sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, CBQL và lãnh đạo các khoa, bộ môn, tổ chuyên môn của các trường. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của hoạt động bồi dưỡng NLSP, của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, CBQL và lãnh đạo các khoa, bộ môn và tổ chun mơn đã phát huy đúng vai trị, trách nhiệm, chức năng của mình bằng việc chỉ đạo mạnh mẽ, sâu sát, quyết liệt, có hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng NLSP. Cục Đào tạo, Ban Giám hiệu, CBQL và lãnh đạo các khoa, bộ môn và tổ chuyên môn xác định đây là một nhiệm vụ chính thường xuyên của nhà trường, của tổ chuyên môn, của mỗi giảng viên và là tiêu chí để bình xét, phân loại thi đua của mỗi cán bộ, giảng viên trong các năm học. Do đó, Ban Giám hiệu trên cơ sở phân tích cấu trúc NLSP, khảo sát, đánh giá khách quan thực trạng NLSP của đội ngũ giảng viên để có kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLSP đạt hiệu quả cao. Cụ thể, Ban Giám hiệu đã quan tâm chỉ đạo sâu sát, cụ thể việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, nguồn nhân lực và đảm bảo các điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên đạt hiệu quả cao nhất.

Về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và ý chí của đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên của nhà trường phần lớn được đào tạo và tốt nghiệp các Học viện CAND, các trường có uy tín của ngành giáo dục. Sau đó, Cục Đào tạo, Nhà trường đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm như: Nghiệp vụ sư phạm đại học, nghiệp vụ sư phạm nâng cao, nghiệp vụ sư phạm tích cực... Do vậy, giảng viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận giáo dục, về tâm lý

lứa tuổi, những kiến thức về tổ chức hoạt động sư phạm; được rèn luyện, hình thành NLSP, kỹ năng nghề nghiệp; họ có động cơ, xu hướng nghề nghiệp đúng đắn; có phẩm chất nhân cách phát triển cao; đặc biệt có lịng u nghề, u ngành và tinh thần ham học hỏi, vươn lên để hồn thành xuất sắc nhiệm vụ GD&ĐT của ngành cơng an... Hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ trên không chỉ giúp cho giảng viên trong việc tổ chức các hoạt động sư phạm mà còn là cơ sở nền tảng cho việc bồi dưỡng, phát triển NLSP. Do đó, khi nhà trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng NLSP, giảng viên đã rất tích cực, chủ động, tự bồi dưỡng để phát triển, nâng cao NLSP của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao mà xã hội và ngành công an đã đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 72 - 74)