Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 44 - 45)

Để có cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANND I, chúng tôi tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên bằng cách tiến hành trưng cầu ý kiến của các nhà QLGD, đội ngũ giảng viên bằng việc sử dụng các phương pháp như: Điều tra xã hội học, trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn, nghiên cứu các tài liệu thông qua các báo cáo tổng kết năm học, kế hoạch bồi dưỡng... của Cục Đào tạo Bộ Công an và của Nhà trường.

Chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến 220 người là cán bộ quản lý và giảng viên của Nhà trường, trong đó có: 100 CBQL (gồm: Cán bộ Cục Đào tạo – Bộ cơng an; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, lãnh đạo các đơn vị, khoa, phòng, trung tâm của Nhà trường) và 120 giảng viên của Nhà trường.

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi tập trung trưng cầu ý kiến về các vấn đề: Khảo sát kiến thức, kỹ năng sư phạm của giảng viên; thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLSP và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên của Nhà trường.

Nội dung khảo sát được chia theo các tiêu chí và được đánh giá theo các mức độ. Mỗi mức độ được gắn với một số điểm nhất định: Rất quan trọng (4 điểm); quan trọng (3 điểm); bình thường (1 điểm); khơng quan trọng (1 điểm), sau đó tính tổng điểm (∑), điểm trung bình (X ), và thứ bậc của mỗi tiêu chí (Rất quan trọng: 4 điểm, quan trọng: 3 điểm, bình thường 2 điểm, khơng quan trọng: 1 điểm).

Mặt khác, để làm rõ hơn thực trạng và có căn cứ khoa học đề xuất các biện pháp quản lý, kết quả khảo sát cũng được chúng tơi tính tỷ lệ phần trăm theo các nội

dung, tiêu chí đánh giá để so sánh, đối chiếu và làm rõ mối tương quan giữa các nội dung, tiêu chí đánh giá.

Sau khi xử lý kết quả trưng cầu ý kiến, kết hợp trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp với khách thể khảo sát; tiến hành quan sát, ghi nhận, đánh giá các hoạt động trong quá trình tổ chức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên để đánh giá chính xác, khách quan về thực trạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 44 - 45)