Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư phạm phù hợp với giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 86 - 88)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng

3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư phạm phù hợp với giảng

* Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên là việc chủ thể quản lý hoạch định và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng NLSP trong nhà trường. Lập kế hoạch là quá trình thiết lập mục tiêu của hệ thống, các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện mục tiêu bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

Mọi hoạt động muốn đạt được mục tiêu đã định thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động hợp lý, khoa học và có tính khả thi cao. Do vậy, đây là giai đoạn đầu tiên và rất quan trọng trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, những thuận lợi và khó khăn và căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường để xác định mục tiêu, nội dung và các biện pháp phù hợp với thực tiễn.

* Nội dung của biện pháp

Kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên phải mang tính chiến lược, toàn diện, xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện; chuẩn bị và huy động tối đa các nguồn nhân lực, điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả; xác định rõ phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình bồi dưỡng NLSP.

Nhà quản lý khi xây dựng kế hoạch cần căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản hướng dẫn hàng năm của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an, Cục Đào tạo; căn cứ vào nhiệm vụ năm học, điều kiện thực tế của nhà trường và trên cơ sở khảo sát nhu cầu, thực trạng NLSP của giảng viên nhà trường và căn cứ vào trúc NLSP của giảng viên.

* Cách thức thực hiện của biện pháp

Khi xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, Ban Giám hiệu, CBQL cần thực hiện như sau:

Phân tích bối cảnh: Ngành giáo dục nói chung và cơng tác GD&ĐT trong CAND nói riêng đang đứng trước sự tác động của bối cảnh phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thời đại công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng... Bối

cảnh này tạo ra rất nhiều thuận lợi, nhưng cũng mang đến nhiều khó khăn thách thức lớn đối với GD&ĐT, đến yêu cầu và thực tiễn công tác bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI, đặt ra vấn đề cấp thiết, địi hỏi giảng viên nói chung và giảng viên CAND nói riêng phải đạt trình độ và đặc biệt có NLSP. Vấn đề này đặt ra cho nhà quản lý, Ban Giám hiệu cần có kế hoạch, lộ trình để thực hiện hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ, phát triển NLSP đáp ứng nguồn nhân ực chất lượng cao trong tình hình mới.

Phân tích bối cảnh, yêu cầu thực tế đặt ra là cơ sở để Ban Giám hiệu và nhà quản lý có cái nhìn khách quan, tồn diện và cụ thể về công tác bồi dưỡng giảng viên hiện nay. Đây là căn cứ đặc biệt quan trọng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên một cách khoa học, hợp lý.

Tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng giảng viên; khảo sát nhu cầu của giảng viên và dựa vào điều kiện thực tế, định hướng phát triển của nhà trường, những yêu cầu cần đạt được theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên, nhà quản lý cần xác định và phân loại nhu cầu bồi dưỡng giảng viên như: Bồi dưỡng giảng viên đạt chuẩn trình độ, bồi dưỡng giảng viên đạt chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng giảng viên ở trình độ cao. Từ đó đề xuất nội dung, chương trình và tổ chức các hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.

Nghiên cứu, xây dựng hệ thống tài liệu, chương trình, giáo trình bồi dưỡng giảng viên phải đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và theo cấu trúc NLSP của giảng viên; nội dung chương trình bồi dưỡng được thiết kế, xây dựng cần căn cứ vào việc phân loại nhu cầu, đối tượng bồi dưỡng và bám sát tiêu chuẩn chức danh giảng viên. Trong đó tập trung bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kỹ năng sư phạm... đáp ứng nhiệm vụ GD&ĐT của nhà trường và xây dựng mơi trường giáo dục tích cực.

Để đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng giảng viên và kết quả cao trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, kế hoạch cần xác định, lựa chọn và phối hợp linh hoạt các hình thức bồi dưỡng; kết hợp bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng của giảng viên.

Nhà quản lý cần chuẩn bị tốt và kỹ càng các điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng công tác bồi dưỡng như:

Chuẩn bị nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ CBQL và giảng viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng.

Chuẩn bị vật lực đó là hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng.

Chuẩn bị tài lực đó là các nguồn lực tài chính đảm bảo cho công tác bồi dưỡng. Cần quan tâm đầu tư thích đáng cho hoạt động bồi dưỡng, cần có kế hoạch tài chính theo từng năm học để phục vụ cho công tác bồi dưỡng.

Xây dựng các bước, trình tự bồi dưỡng theo nội dung, theo giai đoạn để triển khai thực hiện kế hoạch. Từ hệ thống này để xây dựng chương tình hành động cụ thể, lựa chọn phương án thực hiện tối ưu, xác định giai đoạn thực hiện theo tiến trình năm học, học kỳ; trong đó cần tập trung vào đầu năm học, hội thi giảng viên giỏi các cấp.

* Điều kiện thực hiện

Cán bộ quản lý cần nắm vững các cách thức xác định nhu cầu bồi dưỡng NLSP của giảng viên như: Qua chương trình cơng tác năm học của từng đơn vị, tổ chuyên môn; tiến hành khảo sát nhu cầu, thực trạng NLSP của giảng viên; thông qua công tác thanh tra, kiểm tra; thông qua kết quả hội thi giảng viên giỏi các cấp; thơng qua các tổ chức chính trị xã hội của nhà trường; thông qua kết quả triển khai đánh giá giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp; khảo sát đánh giá của Phịng Khảo thí và đảm bảo chất lượng; qua báo cáo tổng kết năm học; qua thông tin phản hồi... để hoạch định lộ trình, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 86 - 88)