Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 29 - 37)

1.3. Yêu cầu đồi mới giáo dục và nội dung quản lý hoạt động bồi dƣỡng

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân

1.3.2.1. Quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

Trong hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, cần xác định rõ mục tiêu cần đạt được: Mục tiêu bồi dưỡng là nhằm trang bị cho giảng viên kiến thức và kỹ năng sư phạm, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Bồi dưỡng NLSP cho giảng viên nhằm khắc phục những yếu kém, thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng sự phạm phục vụ các mục tiêu nâng cao năng lực giảng viên.

Cần xác định đúng mục tiêu bồi dưỡng NLSP cho giảng viên đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tiễn của đội ngũ giảng viên vì đó sẽ là yếu tố then chốt chi phối tồn bộ q trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên của Nhà trường.

Trong các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là vấn đề tiên phong và mang tính định hướng cho mọi hoạt động. Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý vì các chức

năng khác đều phải dựa vào nó để hướng vào thực hiện mục tiêu của tổ chức. Kế hoạch giúp công tác quản lý có cái nhìn tổng thể, tồn diện, định hướng, bố trí, sắp xếp các hoạt động trong tổ chức công tác bồi dưỡng giảng viên. Lập kế hoạch giúp cho các nhà quản lý dễ dàng kiểm tra, điều chỉnh trong quá trình chỉ đạo thực hiện.

Kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên là việc chủ thể quản lý xác định mục tiêu, nội dung, chương chình, hình thức và phương pháp bồi dưỡng NLSP cho giảng viên nhằm đem lại kết quả cao nhất. Việc lập kế hoạch giúp cho CBQL lựa chọn những phương pháp tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả cho tổ chức bồi dưỡng giảng viên.

Khi xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cần dựa trên những cơ sở sau:

Phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên ở thời điểm trước thông qua thực tế cơng việc và tổng kết tình hình bồi dưỡng trong năm. Từ đó rút ra những ưu điểm và khuyết điểm, sắp xếp từng vấn đề để giải quyết. Qua việc khảo sát tình hình thực tế chất lượng đội ngũ giảng viên, cần phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm. Cụ thể:

- Phân loại theo nội dung bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng về kiến thức: Kiến thức cơ bản về GD&ĐT trình độ cao đẳng CAND; kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành; kiến thức về phương pháp dạy học và quản lý giáo dục học viên; kiến thức phổ thơng về chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội liên quan đến đào tạo trình độ cao đẳng CAND…

+ Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm: Kỹ năng lập kế hoạch đào tạo trình độ cao đẳng CAND; kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và quản lý giáo dục học viên; kỹ năng quản lý lớp học; kỹ năng giao tiếp, ứng xử học viên, với đồng chí đồng đội và cộng đồng…

- Phân loại theo mục tiêu bồi dưỡng: Bồi dưỡng cơ bản, bồi dưỡng nâng cao. - Phân loại theo đối tượng bồi dưỡng: Bồi dưỡng giảng viên theo từng lĩnh

vực, bồi dưỡng giảng viên mới, bồi dưỡng giảng viên lâu năm…

- Phân loại theo tính chất và quy mơ: Bồi dưỡng đại trà, bồi dưỡng giảng viên giỏi, bồi dưỡng giảng viên cốt cán...

Phân loại theo kế hoạch thời gian: Bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chu kỳ, bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng theo nội dung…

Để đảm bảo cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hoạt động NLSP cho giảng viên đạt hiệu quả cao, cần phải nắm chắc, phân tích được chính xác thực trạng, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình nhằm đạt được mục tiêu đã được đề ra.

1.3.2.2. Quản lý nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

* Quản lý nội dung bồi dưỡng

Để nâng cao NLSP cho giảng viên Trường Cao đẳng ANND I, cần thực hiện tốt các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Nội dung hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên là tổng thể những kiến thức, kỹ năng và thái độ tương ứng với mục tiêu hoạt động bồi dưỡng. Khi thực hiện các nội dung hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cần có những phương pháp cụ thể, phù hợp cùng các hình thức đa dạng phong phú, linh hoạt nhằm phát triển tốt nhất NLSP của giảng viên.

Trong quản lý thực hiện các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, việc quản lý nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên được coi là nội dung cơ bản nhất.

Nội bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cần có sự kết hợp chặt chẽ việc bổ sung, cập nhật tri thức mới với nâng cao trình độ kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, phong cách và tư duy sư phạm. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện nay, xã hội có sự phát triển mạnh mẽ, hệ thống lý luận dạy học và giáo dục có sự thay đổi, quan niệm của gia đình và xã hội về giáo dục có sự khác biệt, các mối quan hệ và tính huống sư phạm nảy sinh... Do vậy, nội dung bồi dưỡng cần cập nhật thông tin, tri thức mới, phát triển các kỹ năng và nghệ thuật sư phạm phù hợp với nhiệm vụ GD&ĐT học viên an ninh.

Nội dung bồi dưỡng cần được thiết kế, xây dựng bảo đảm sự hài hòa, cân đối các khối lượng kiến thức chuyên môn và kiến thức nghiệp vụ sư phạm, trong đó tăng cường nội dung về rèn luyện và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công tác GD&ĐT trong CAND. Thực hiện

chủ trương và quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an về tiêu chuẩn chức danh của giảng viên, nhà quản lý xây dựng nội dung bồi dưỡng cần lấy chuẩn tiêu chuẩn chức danh của giảng viên là căn cứ căn bản, từ đó phát huy năng lực của giảng viên trong các hoạt động dạy học và giáo dục. Nội dung bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cần hướng vào các vấn đề cơ bản sau:

Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của công dân, của giảng viên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ý thức chấp hành chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của ngành, của trường, chấp hành kỷ luật lao động. Các phẩm chất đạo đức, lối sống, nhân cách của người giảng viên; lịng u nghề, tình thần tận tụy phụng sự nhân dân và học viên; ý chí phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; trung thực trong cơng tác, đồn kết trong quan hệ với đồng nghiệp, trong xây dựng tập thể sư phạm…

Về kiến thức, bao gồm: Kiến thức phô thông về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội có liên quan đến đào tạo trình độ cao đẳng an ninh; hệ thống kiến thức cơ bản thuộc về đào tạo trình độ cao đẳng an ninh; về mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo trình độ cao đẳng an ninh; hệ thống kiến thức về đào tạo trình độ cao đẳng trong CAND; hệ thống kiến thức về phương pháp dạy học và quản lý giáo dục học viên trình độ cao đẳng trong CAND; hệ thống kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong tổ chức các hoạt động dạy học và quản lý giáo dục học viên CAND...

Về kỹ năng sư phạm của giảng viên bao gồm: Kỹ năng lập kế hoạch dạy học và quản lý giáo dục học viên; kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và quản lý giáo dục học viên; kỹ năng quản lý lớp học; kỹ năng giao tiếp ứng xử với học viên, với đồng chí đồng đội và cộng đồng…

* Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng

Phương pháp là sự vận động của nội dung, do vậy trong tổ chức các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cần dựa vào nội dung để lựa chọn phương pháp. Nhà quản lý cần sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp và hình thức bồi dưỡng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của giảng viên và nâng cao chất

lượng bồi dưỡng. Cần thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng theo hướng tăng cường hiệu quả các hình thức tổ chức bồi dưỡng thực hành, rèn luyện kỹ năng sư phạm cho giảng viên; tránh trang bị quá nhiều kiến thức, lý luận trừ tượng mà cần hướng đến hình thành kỹ năng của giảng viên. Thực hiện hình thức bồi dưỡng thơng qua thực hành, trải nghiệm để tác động trực tiếp đến việc hoàn thiện các kỹ năng sư phạm, phát triển tư duy sư phạm, khả năng thích ứng cao với nghề sư phạm ở các trường CAND hiện nay.

Phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng có tác động mạnh mẽ, nhiều chiều đến chủ thể bồi dưỡng và đối tượng được bồi dưỡng. Do đó, trong tổ chức, thực hiện các hoạt động bồi dương, cần lựa chọn, sử dụng, phối hợp hài hòa, linh hoạt các phương thức tổ chức bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, hướng vào đối tượng, lấy đối tượng được bồi dưỡng làm trung tâm của mọi hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của các chủ thể, biến q trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng để hình thành khả năng tư duy sư phạm sáng tạo, lĩnh hội các kinh nghiệm, chuẩn mực nghề sư phạm của người giảng viên CAND.

1.3.2.3. Quản lý hoạt động của chủ thể và đối tượng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

* Quản lý hoạt động của chủ thể bồi dưỡng

Sau khi đã xây dựng được kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp bồi dưỡng NLSP cho giảng viên thì việc quản lý hoạt động của các lực lượng tham gia bồi dưỡng là một trong những điều kiện quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. Trong quá trình bồi dưỡng, lực lượng tham gia bồi dưỡng với tư cách là chủ thể, giữ vai trị trung tâm của q trình bồi dưỡng.

Chủ thể bồi dưỡng là các tổ chức Đảng; Ban Giám hiệu; cán bộ lãnh đạo, CBQL giáo dục cơ quan cấp trên và giảng viên được phân công làm nhiệm vụ bồi dưỡng. Cụ thể họ là những cán bộ, giảng viên được cơ quan quản lý, nhà trường trưng tập hoặc là lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của các ban, ngành chức năng, nhà khoa học, nhà sư phạm và giảng viên của các trường đại học, cao đẳng được cơ quan quản lý, nhà trường mời để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch.

thức chuyên môn nghiệp vụ trong Ban Giám hiệu, giảng viên giỏi, giảng viên cốt cán của các trường CAND, các trường đại học sư phạm, đại học giáo dục... Dựa vào vào nội dung, yêu cầu, mục đích bồi dưỡng, các cơ quan quản lý, Ban Giám hiệu nhà trường mời lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của các ban ngành chức năng, nhà khoa học, nhà sư phạm và giảng viên có kinh nghiệm của các trường đại học, cao đẳng tiến hành hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

Chủ thể bồi dưỡng là người giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động để lôi kéo, cuốn hút người được bồi dưỡng chủ động, tích cực tham gia nhằm phát triển năng lực sư phạm cần thiết.

Quản lý chủ thể bồi dưỡng bao gồm: Quản lý về số lượng, quản lý về trình độ nhận thức, kỹ năng, quản lý các hoạt động của chủ thể bồi dưỡng với mục đích phát huy tối đa vai trò của các chủ thể trong hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Quản lý chủ thể bồi dưỡng phải quản lý về ý thức trách nhiệm, phẩm chất, năng lực đảm bảo cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dưỡng được phân công và thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ giảng viên và của từng giảng viên.

* Quản lý hoạt động của đối tượng bồi dưỡng

Đối tượng bồi dưỡng là giảng viên của Nhà trường được triệu tập theo kế hoạch để được bồi dưỡng nâng cao trình độ về NLSP. Họ là vừa là mục tiêu và là đối tượng mà chủ thể bồi dưỡng tổ chức các hoạt động để tác động nâng cao NLSP.

Quản lý đối tượng bồi dưỡng là quản lý về số lượng, quản lý về chất lượng, quản lý các hoạt động của đối tượng, với mục tiêu phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giảng viên. Quá trình bồi dưỡng chỉ thực sự đạt hiệu quả khi người giảng viên biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng.

Nội dung cụ thể là:

- Giám sát, chỉ đạo và đánh giá được kết quả thực hiện việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên.

- Đánh giá các ưu điểm, khuyết điểm và sự tiến bộ theo các nội dung về kiến thức và kỹ năng của giảng viên theo mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra.

- Theo dõi, khuyến khích, động viên giảng viên phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực, nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt kết quả cao trong học tập, bồi dưỡng.

Quản lý hoạt động học của giảng viên được bồi dưỡng là quản lý việc tổ chức các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của họ trong q trình bồi dưỡng. Khuyến khích, lơi cuốn sự tham gia tự giác, tích cực của họ, chú trọng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách lành mạnh, phong phú, hấp dẫn.

1.3.2.4. Quản lý các điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

Quản lý các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng là toàn bộ việc khai thác, sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Đây là nội dung đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên được thực hiện và thực hiện một cách có kết quả.

Nhà quản lý khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cần tính tốn kỹ lưỡng việc đầu tư, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng. Người quản lý cần quan tâm, chú trọng xây dựng môi trường sư phạm tích cực, thân thiện để có thể phát huy một cách tích cực nhất năng lực cá nhân và giúp giảng viên hoàn thiện NLSP cần thiết.

Mặt khác, người quản lý cần nắm bắt được diễn biến tâm lý của đội ngũ giảng viên, bầu khơng khí tâm lý của tập thể, tâm trạng và dư luận tập thể, những mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sư phạm để kịp thời định hướng, động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên nhiệt tình, hết lịng vì cơng việc.

Nhà quản lý sử dụng các biện pháp động viên, khích lệ về tình thần cũng như vật chất, đảm bảo đời sống cho giảng viên, tạo động lực, yên tâm trong công tác; triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách đối với đội ngũ giảng viên, tránh thiên vị, trù dập, yêu ghét cá nhân. Đồng thời, sử dụng các biện pháp giáo dục thuyết phục, kỷ luật để xây dựng môi trường sư phạm thân thiện nhưng kỷ cương.

Trường Cao đẳng ANND, nhà quản lý cần nêu cao vai trò trách nhiệm và linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát. Khi xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phải tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên trong tập thể sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 29 - 37)