2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng viên
2.3.3. Thực trạng về phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực
phạm cho giảng viên
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và giảng viên về phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên
TT Nội dung đánh giá
Mức độ
Rất
phù hợp Phù hợp
Không phù hợp
1 Phương pháp bồi dưỡng NLSP cho giảng viên
136 (61.8%) 68 (30.9%) 16 (7.3%) 2 Hình thức bồi dưỡng NLSP cho
giảng viên. 112 (50.9%) 83 (37.7%) 25 (11.4%) Kết quả bảng 2.3 cho thấy:
Đối với các phương pháp bồi dưỡng NLSP cho giảng viên: Có 61.8% CBQL, giảng viên được hỏi cho rằng phương pháp bồi dưỡng NLSP cho giảng viên là rất phù hợp, 30.9% cho rằng phù hợp và có 7.3% cho là các phương pháp bồi dưỡng NLSP là khơng phù hợp.
Đối với hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên: Có 50.9% CBQL và giảng viên được hỏi cho rằng rất phù hợp, 37.7% cho rằng phù hợp và 11.4% CBQL và giảng viên cho rằng hình thức bồi dưỡng là khơng phù hợp.
Cùng với kết quả này, qua phỏng vấn giảng, chúng tôi thấy: Hiện nay, Nhà trường đang thực hiện ba hình thức và phương pháp bồi dưỡng NLSP cơ bản cho giảng viên đó là sử dụng phương pháp và hình thức bồi dưỡng chung cho mọi giảng viên, sử dụng phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho từng đối tượng giảng viên và sử dụng phương pháp và hình thức tự bồi bồi dưỡng, tự rèn luyện của giảng viên. Các hình thức và phương pháp này đều có những mặt mạnh và những hạn chế nhất định.
Thực tiễn trên đòi hỏi, Ban Giám hiệu trong việc lựa chọn, tổ chức các phương pháp, hình thức bồi dưỡng cần thường xuyên tổng kết, đánh giá kết quả của từng phương pháp, hình thức bồi dưỡng để từ đó tìm ra phương pháp, hình thức bồi dưỡng mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, cần tiến hành khảo sát, đánh giá sự
phù hợp, tính hiệu quả của các phương pháp, hình thức bồi dưỡng với nhu cầu của giảng viên, với nội dung bồi dưỡng để có các biện pháp tác động, điều chỉnh nhằm mang lại hiệu quả, phát huy được ưu điểm của chúng.