Thực trạng về kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 54 - 56)

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng viên

2.3.4. Thực trạng về kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Kết quả bồi dưỡng NLSP cho giảng viên được biểu hiện ở trình độ kiến thức và kỹ năng sư phạm của giảng viên, kết quả khảo sát thực trạng nạy được thể hiện như sau:

Bảng 2.4. Kết quả tự giá của giảng viên về trình độ kiến thức chun mơn

TT Nội dung Mức độ ĐTB

Tốt Khá TB Yếu

1 Hiểu rõ mục tiêu, nội dung cơ bản của

chương trình đào tạo. 100 20 0 0 3.83

2 Kiến thức về nghiệp vụ sư phạm và đặc

điểm tâm lý học viên. 66 35 9 0 3.25

3 Kiến thức thuộc chuyên ngành giảng dạy

của giảng viên. 95 15 10 0 3.71

4 Kiến thức liên quan đến ứng dụng công

nghệ thông tin và ngoại ngữ. 75 31 14 0 3.51

5 Kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, văn

hóa, xã hội của đất nước và thế giới. 63 47 10 0 3.44

Trung bình chung 3.55

Kết quả bảng 2.4 cho thấy:

Đa số giảng viên đều đánh giá trình độ kiến thức của mình ở mức độ khá và tốt (ĐTB chung về trình độ kiến thức chun mơn của giảng viên là 3.55 – mức độ tốt). Trong số đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là hiểu rõ mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình đào tạo (ĐTB là 3.83 – mức độ tốt), đây là yêu cầu quan trọng và cần thiết, có liên quan đến việc tổ chức các hoạt động dạy và học đạt hiệu quả, đảm bảo mục tiêu GD&ĐT của nhà trường và của ngành; chiếm tỉ lệ thứ hai là hiểu được kiến

thức thuộc chuyên ngành giảng dạy của giảng viên (ĐTB là 3.71 – mức độ tốt); vị trí thứ ba là hiểu được kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ (ĐTB là 3.51 – mức độ tốt), việc nắm được kiến thức về ngoại ngữ tin học là vấn đề quan trọng, cần thiết trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và vận dụng cơng nghệ thơng tin vào trong q trình giảng dạy.

Tuy nhiên, điểm thấp nhất là việc nắm bắt kiến thức về nghiệp vụ sư phạm và đặc điểm tâm lý học viên. (ĐTB là 3.25 – mức độ khá), đây là nội dung cần được quan tâm, chú trọng bồi dưỡng cho giảng viên, nhất là giảng viên của Nhà trường đa phần tốt nghiệp từ các Học viện CAND, ít được đào tạo, vận dụng nghiệp vụ sư phạm ngay từ khi học đại học. Mặt khác, đối tượng dạy học lại rất đa dạng, nhiều thành phần, lứa tuổi, hoàn cảnh, vùng miền nên việc nắm bắt tâm lý học viên lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp giáo dục và dạy học phù hợp. Đây chính là vấn đề mà các nhà quản lý cần chú trọng trong xây dựng nội dung bồi dưỡng NLSP cho giảng viên.

Bảng 2.5. Kết quả tự giá của giảng viên về kỹ năng sư phạm

TT Nội dung Mức độ ĐTB

Tốt Khá TB Yếu

1 Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ sư phạm. 91 20 9 0 3.68

2 Kỹ năng soạn giáo án, thiết kế bài giảng theo

hướng dạy học tích cực. 66 32 22 0 3.37

3 Kỹ năng tiến hành các hoạt động dạy học và quản

lý giáo dục học viên. 65 28 27 0 3.32

4 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm. 61 28 31 0 3.25 5 Kỹ năng phát hiện và nhận biết về nhu cầu được

giáo dục của học viên. 61 26 33 0 3.23

6 Kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. 61 24 35 0 3.22 7 Kỹ năng sử dụng CNTT trong dạy học. 60 24 36 0 3.20 8 Kỹ năng phối hợp với gia đình, nhà trường, xã

hội trong quản lý giáo dục học viên. 55 29 36 0 3.15

Kỹ năng sư phạm là một yếu tố quan trọng trong nhân cách của người giảng viên, đó chính là khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học, nó tạo thành nghệ thuật sư phạm của những người kỹ sư tâm hồn và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng GD&ĐT mà các nhà quản lý cần chú trọng bồi dưỡng, phát triển.

Thực tiễn khảo sát nội dung này của giảng viên Trường Cao đẳng ANND I cho thấy:

Đa số giảng viên đều đánh giá kỹ năng sư phạm của mình ở mức độ khá và tốt (ĐTB chung các kỹ năng sư phạm của giảng viên là 3.30 – mức độ khá). Trong các kỹ năng đó, các kỹ năng sư phạm của giảng viên được đánh giá theo thứ tự là: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ sư phạm (3.68); Kỹ năng soạn giáo án, thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích cực (3.37); Kỹ năng tiến hành các hoạt động dạy học và quản lý giáo dục học viên (3.32); Kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm (3.25). Những kỹ năng sư phạm này đã được hình thành, phát triển giúp giảng viên đã tổ chức được các hoạt động dạy học và quản lý giáo dục học viên một cách hiệu quả và sáng tạo.

Bên cạnh đó, một số kỹ năng sư phạm mà giảng viên đánh giá ở mức độ thấp hơn đó là: Kỹ năng phát hiện và nhận biết về nhu cầu được giáo dục của học viên (3.23); Kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (3.22); Kỹ năng sử dụng CNTT trong dạy học (3.20); Kỹ năng phối hợp với gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý giáo dục học viên. (3.15). Những kỹ năng này còn thấp, do vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, Ban giám hiệu các trường cần lựa chọn nội dung, tổ chức hoạt động để rèn luyện, phát triển các kỹ năng sư phạm còn yếu hơn này.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng viên Trƣờng Cao đẳng An ninh nhân dân I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 54 - 56)