Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 49 - 51)

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giảng viên

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò

lực sư phạm, bồi dưỡng năng lực sư phạm và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và giảng viên về vai trò của NLSP, bồi dưỡng NLSP và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

Nội dung đánh giá

Mức độ biểu hiện Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng SL % SL % SL % SL %

NLSP có vai trị như thế nào đối với việc nâng cao chất lượng GD&ĐT của Nhà trường.

172 78.2% 37 16.8% 11 5% 0 0

Bồi dưỡng NLSP có vai trị như thế nào đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

175 79.5% 38 17.3% 7 3.2% 0 0

Quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP có vai trị như thế nào đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng NLSP.

170 77.3% 44 20% 6 2.7% 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy:

CBQL và giảng viên Trường Cao đẳng ANND I có nhận thức khá đầy đủ và đúng đắn về vai trị, vị trí, sự cần thiết của NLSP, công tác bồi dưỡng NLSP và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên. Đây là cơ sở thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng NLSP, tiến hành công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo quy định của chức danh giảng viên và đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT, cụ thể:

Có 78.2% CBQL, giảng viên được hỏi đánh giá NLSP có vai trị rất quan trọng đối với quá trình giáo dục nói chung và với việc nâng cao chất lượng GD&ĐT nói riêng. Tỷ lệ này nói lên, giảng viên có nhận thức đúng về các năng lực của người giảng viên, trong đó đề cao năng lực và kỹ năng sư phạm. Để tổ chức tốt quá trình giáo dục và rèn luyện học viên, giảng viên khơng chỉ vững về chun mơn, có kiến thức chun mơn nghiệp vụ mà cần phải có kiến thức, kỹ năng sư phạm. Đây là năng lực, là điều kiện quan trọng của người giảng viên để tổ chức quá trình sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, vẫn còn 5% người được hỏi cho rằng bình thường, nhận thức chưa đúng này dẫn đến giảng viên không thay đổi tư tưởng, khơng tích cực trong học tập, bồi dưỡng về NLSP.

NLSP của người giảng viên được tích lũy, hình thành trong quá trình đào tạo tại trường. Tuy nhiên, cùng sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, của thời đại công nghiệp 4.0, của q trình đổi mới tồn diện GD&ĐT và thực tiễn sinh động của nhà trường, của tình huống sư phạm, của kỹ năng sống... do vậy, giảng viên cần phải được học tập, bồi dưỡng về NLSP đáp ứng tiêu chuẩn chức danh giảng viên. Công tác bồi dưỡng NLSP là một yếu tố cần thiết để nâng cao trình độ, chất lượng giảng viên. Vì vậy, khi được hỏi có 79.5% CBQL, giảng viên cho rằng: Bồi dưỡng NLSP có vai trị rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chỉ có 3.2% CBQL, giảng viên cho rằng việc này là bình thường. Nhận thức này phù hợp với thực tiễn của Nhà trường hiện nay, Nhà trường đã tích cực tổ chức các hoạt động, tổ chức các cuộc thi, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng... để nâng cao NLSP cho giảng viên.

Trong những năm qua, Cục Đào tạo – Bộ công an, Trường Cao đẳng ANND I đã ban hành nhiều kế hoạch, ban hành nhiều văn bản, tổ chức các lớp tập huấn, tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao NLSP cho giảng viên với nhiều hình thức, nội dung và phương pháp khác nhau. Giảng viên đều nhận thức được vai trị, ý nghĩa của nó và cho rằng, trong hoạt động bồi dưỡng NLSP thì cơng tác quản lý có vai trị rất quan trọng (77.3%). Tuy nhiên, vẫn còn 20% CBQL, giảng viên nhận thức rằng việc này là quan trọng và 2.7% CBQL, giảng viên nhận thức việc này là bình thường.

Khi CBQL, giảng viên có nhận thức rõ ràng và đúng đắn về vai trong của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP sẽ giúp cho nhà quản lý, cán bộ Cục Đào tạo – Bộ Công an, Ban Giám hiệu dễ dàng tiến hành các biện pháp, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng NLSP được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Mặt khác, CBQL, giảng viên có nhận thức chưa đúng về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác quản lý dẫn đến việc áp dụng các biện pháp quản lý trong việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên sẽ gặp một số khó khăn nhất định.

Khi giảng viên chưa có nhận thức đầy đủ, nhà quản lý, Ban Giám hiệu cần tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục giúp giảng viên có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của NLSP, của công tác bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP để làm cơ sở định hướng, điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng NLSP của giảng viên. Bởi nhận thức chính là cơ sở thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (Trang 49 - 51)