- Đồng có tên khoa học là Cuprum, ký hiệu là Cu, được một bác sỹ Hoa Kỳ là Dr. Hart giới thiệu vào năm 1928 như một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể động vật.
Ngồi tính bền và dễ uốn hoặc đổ khn, đồng cịn là kim loại rẻ, dẫn nhiệt và điện tốt, chỉ kém bạc (Ag) và nhôm (Al).
- Đồng có vai trị quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể như: Sản xuất hồng huyết cầu; chống stress; tổng hợp một số chất cần thiết cho một số bộ phận như chất elastine giúp cho các mạch dễ co giãn, chất myeline ở các dây thần kinh; tổng hợp hormone của một số tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến thượng thận, hormone sinh dục nam và nữ. Đồng còn là thành phần của một số enzym quan trọng có nhiệm vụ điều tiết các gốc tự do, tránh cho các tế bào khỏi bị oxy hố, có mặt trong các màng bao bọc gân, vòm họng, cơ tim, gan, phổi, não, kiểm tra sức nén của oxy trong phổi để đề phòng hiện tượng ngạt hơi.
Cơ thể người cần mỗi ngày từ 1,5 – 2,5 mg Cu. Lượng Cu được cung cấp qua các bữa ăn hàng ngày vào khoảng 3 mg, có 4% lượng Cu này sẽ bị thải ra ngồi theo đường tiêu hố.
Hàm lượng Đồng trong một số thực phẩm
Loại thực phẩm Lượng đồng (mg/100g)
Gan bê, cừu 15
Nghêu, sị 4 – 10 Gan bị, óc bị, heo 1 Tôm, cua, trứng cá 1 Lúa mì, gạo 1 Đậu tương 1 Hạt tiêu 1
- Hiện tượng cơ thể bị thiếu Cu có thể làm rối loạn một số chức năng của cơ thể nhưng rất ít khi xảy ra.
Bệnh Menkès là một bệnh do di truyền, được phát hiện và mang tên người phát hiện là bác sỹ Menkès. Bệnh chỉ gặp ở các bé trai (1/35.000 trẻ), có thể gây tử vong ở độ tuổi từ 6 tháng tới 3 năm. Đứa trẻ bị bệnh thường chậm lớn, bị rối loạn thần kinh, dễ bị nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi. Khi xét nghiệm, người ta luôn nhận thấy lượng Cu ở màng nhầy của ruột rất cao, chứng tỏ ruột không hấp thụ được Cu vào máu nên cơ thể thiếu Cu.
Trong những tháng đầu, trẻ sơ sinh chỉ ăn được sữa là chất chứa ít Cu, nên thường bị thiếu chất này. Những trẻ sinh thiếu tháng phải ăn sữa trong thời gian lâu hơn hoặc chỉ được nuôi bằng phương pháp tiêm chất dinh dưỡng vào tĩnh mạch lại càng bị thiếu và có những biểu hiện như xương mềm, dễ gãy, thiếu bạch huyết cầu, bị rối loạn ở da và đôi khi cả ở hệ thần kinh. Hiện tượng thiếu Cu nhẹ thường gặp ở trẻ em từ 4 – 6 tháng tuổi được ni bằng sữa bị và hay bị đi tiêu chảy.
Hiện tượng cơ thể thiếu Cu ở người lớn thường chỉ gặp ở những người bị trọng bệnh không ăn được, được nuôi trong thời gian dài bằng cách tiêm các thuốc thay chất dinh dưỡng vào tĩnh mạch
- Hiện tượng thừa chất Cu cũng gây ra những rối loạn trong cơ thể. Bệnh Wilson là một bệnh được bác sỹ Wilson xác định do cơ chế thừa chất đồng vào năm 1912, thường gặp ở trẻ em trai từ 5 - 15 tuổi, với tỷ lệ trung bình 1/150.000 trẻ em. Nguyên nhân do việc thải chất Cu của cơ thể khơng bình thường nên Cu tích tụ ở gan nhiều quá mức, truyền qua máu rồi tích tụ lại ở thận, não và mắt.
Hiện tượng nồng độ Cu trong máu tăng ở phụ nữ đang dùng thuốc ngừa thai, đang mang thai hoặc do tác dụng của hormone sinh dục estrogen hàng tháng là việc bình thường. Tuy vậy, đơi khi đây cũng là dấu hiệu có thể có điểm bị viêm nhiễm hoặc ung thư.
- Hiện tượng ngộ độc do ăn phải các muối đồng thường có biểu hiện nơn ói, đi tiêu chảy, màng nhầy của ruột bị loét. Người bệnh thường bị vàng da do có nhiều
hồng huyết cầu bị huỷ hoại và bị thải ra ngoài theo nước tiểu. Trường hợp nặng, có thể gây hoại thư ở gan và suy thận.
Tính độc của Cu cịn được các thầy thuốc sử dụng trong việc chế tạo vịng tránh thai vì khả năng diệt tinh trùng. Việc bổ sung chất Cu cho cơ thể thường chỉ
được bác sỹ chỉ định sau khi làm xét nghiệm máu và cân nhắc kỹ càng. Nhu cầu đồng cho cơ thể
Loại đối tượng Liều lượng Cu (mg/ngày)
Trẻ sơ sinh 0,5
Trẻ từ 1 - 3 tuổi 1,0
Trẻ từ 4 - 12 tuổi 1,5
Trẻ từ 13 - 19 tuổi 2,0
Người lớn 2,5
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú 3,0
Người già 2,5