Vitamin B9 có trong hầu hết các thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật (nấm, cà rốt, mầm lúa mì, đậu khoai tây, sữa, thịt bò, thịt dê, thịt gà, gan, trứng, cá….) đặc biệt Vitamin B9 có nhiều trong gan động vật
Vitamin B9 bị phá hủy nhanh, nhiều bởi nhiệt và oxy hóa, do đó khi chế biến thức ăn một lượng Vitamin B9 khá lớn bị phá hủy trong quá trình đun nấu.
Vitamin B9 có vai trị:
- Tham gia vào quá trình tạo tế bào máu, thiếu axit folic sẽ gây nên thiếu hồng cầu.
- Tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh (dopamin, adrenlin).
- Tham gia vào sự phát triển bình thường của hệ thần kinh. - Tham gia tổng hợp axit nucleic (ARN, ADN) để tạo nên gen.
- Methyl hóa axit nucleic, đóng vai trị quan trọng trong phịng ngừa ung thư. - Tham gia tổng hợp methionin, axit amin, loại bỏ homocystein.
- Tham gia tổng hợp Protein.
Nhu cầu Vitamin B9 được khuyến cáo cung cấp: - Trẻ còn bú: 50 mg/ngày
- Từ 1-3 tuổi: 100 mg/ngày - Từ 4-12 tuổi: 200mg/ngày
- Trẻ từ 13 tuổi trở lên: 300 mg/ngày - Phụ nữ có thai, cho con bú: 500mg/ngày Cơ thể thiếu vitamin B9 khi:
* Hàm lượngVitamin B9 trong thức ăn không đủ. * Thiếu từ thức ăn đưa vào cơ thể.
* Hấp thụ kém.
- Khi thiếu Vitamin B9 có thể biểu hiện cấp tính: thiếu đột ngột sau khi xử dụng thuốc kháng sinh như bactrim (rối loạn tiêu hóa, đi ngồi, chán ăn, buồn nơn), chảy máu, xuất huyết…); Thiếu mạn tính (mệt mỏi, rối loạn trí nhớ, giấc ngủ, ăn kém ngon miệng).