Kali (Kalium ) K:

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 46 - 47)

Kali, tên đầy đủ là Kalium, cịn được gọi là Potassium, có ký hiệu là K, là một kim loại kiềm. Những hợp chất của nguyên tố này khi tan trong nước sẽ tạo ra những ion Kali mang điện dương (K+

).

Cơ thể một người năng 70kg có khoảng 140g kali, 90% khối lượng này nằm trong các tế bào, độ tập trung ở các dịch tiêu hố cao hơn trong huyết tương. Bình thường, nồng độ của các ion K+

ở bên trong tế bào luôn cân bằng với nồng độ các ion Na+ ở bên ngồi tế bào. Na có tính hút nước và giữ nước, làm cho máu và các chất dịch có tính linh động, dễ chuyển dịch, cịn K khơng có tính chất ấy. Sự cân bằng giữa nồng độ 2 ion Na+

và K+ rất quan trọng đối với cơ tim. Sự thiếu hoặc thừa K+

ở cơ tim đều khiến cho tim đập mau hơn, dẫn tới các bệnh loạn nhịp tim. Khi cơ thể thiếu chất Magiê (Mg) hoặc thiếu oxy do mạch bị tắc nghẽn, các cơ tim sẽ bị mệt mỏi, tiết ra chất acid lactic làm giảm nồng độ ion K+. Việc cấu tạo ra các tế bào mới trong quá trình mang thai của phụ nữ ở độ tuổi cơ thể đang phát triển, trong trường hợp cơ thể có vết thương đang hàn gắn, người bệnh đang hồi phục, đều làm cho lượng K trong cơ thể bị giảm sút.

Cơ thể người ln có nhu cầu về K+, nhưng với mức độ thích hợp. Hiện tượng thiếu hoặc thừa K+

sau khi người bệnh dùng các loại thuốc tẩy, thuốc lợi tiểu, thuốc có chất corticoid, cam thảo trong thời gian dài, dẫn tới sự mất cân bằng về nồng độ K+

với Na+ ở hai bên màng tế bào. Hiện tượng thiếu K+

của cơ thể thường đi đôi với hiện tượng thiếu magiê (Mg), làm cho người bệnh mệt mỏi, hay bị chuột rút (vọp bể), có cảm giác kiến bị ở tay chân, bị rối loạn tiêu hoá. Nêu hiện tượng thiếu này kéo dài, người bệnh có thể bị loạn nhịp tim và bại liệt.

Ngược lại sự thừa K+

có thể gây viêm ruột, suy thận, loạn nhịp tim hoặc trầm trọng hơn làm tim ngưng đập

+ Nguồn kali trong tự nhiên:

Mỗi người có thể hấp thụ được mỗi ngày từ 2 - 6g kali bằng việc ăn uống. Những thực phẩm nào nhiều K+

thì lại ít Na+

Hàm lượng Kali trong một số thực phẩm (mg/100g):

Loại thực phẩm Lượng Kali (mg/100g)

Bột đậu tương (đậu nành) 1.700 – 2.000

Quả sấy khô 700 – 1.900

Đậu quả, đậu hạt 1000

Thực phẩm có chất dầu 400 – 1.000

Rau tươi 200 – 1.000

Lúa mạch đen 450

Cá hồi, gan cá 400

Chuối 380

Gạo chưa giã (còn cám) 300

Gạo trắng 100

Người thiếu chất K+ chỉ nên bổ sung cho cơ thể qua việc ăn các thực phẩm giầu chất K+

như các loại rau, quả, ngũ cốc, thực phẩm có dầu.

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 46 - 47)