Natri (Natrium ) Na:

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 61 - 63)

- Natri tên đầy đủ là Natrium, cịn được gọi là Sodium, có ký hiệu là Na. Na là thành phần chính của muối ăn – natri clorid (NaCl). Cơ thể người có chứa khoảng 100g Na, 70% lượng Na có mặt ở bên ngồi và bên trong tế bào ở dạng ion dương (Na+), có thể di chuyển qua lại màng tế bào. 30% Na còn lại là thành phần cố định của bộ xương. Nồng độ Na+ trong huyết tương và các chất dịch của cơ thể thường cao gấp 4 – 5 lần nồng độ Na+ bên trong tế bào.

Muối ăn là thực phẩm cần thiết đối với cơ thể con người.

Na có tính giữ nước. Trong cơ thể chỗ nào có Na+ thì chỗ đó có nước. Na cịn có xu hướng di chuyển tới những điểm có nồng độ thấp hơn, nên thường thấm qua thấm lại màng tế bào để điều chỉnh lượng nabên trong với bên ngồi, tránh khơng để nồng độ na bên trong tế bào cao quá mức, vì như vậy sẽ làm cho tế bào căng phồng lên tới mức có thể bị vỡ.

Để thực hiện việc điều chỉnh này, có những bộ phận bơm hút của tế bào đẩy các ion Na+

ra ngoài và hút các ion K+ vào trong khi cần thiết. Hàng ngày, hệ thống bơm hút này tiêu thụ 20% năng lượng do cơ thể sản ra, bằng với năng lượng tiêu thụ bởi bộ não. Cùng các ion khác, ion Na+ cịn tham dự vào việc dung hồ các chất có tính acid hoặc bazơ để giữ cho độ pH của máu không thay đổi.

Là phần tử mang điện, ion Na+ còn tham gia vào việc truyền các thông tin nhận được từ não và hệ thần kinh, ra lệnh cho các cơ co hoặc duỗi.

+ Nhu cầu về natri của cơ thể:

Cơ thể chúng ta ít khi bị thiếu Na mặc dù ln có hiện tượng Na bị thải ra ngồi theo đường tiêu hố, nước tiểu và mồ hơi. Lượng Na bị thải vào khoảng 800 - 1.600 mg/ngày trong khi chúng ta nhận được từ thức ăn là 4.000 - 6.000 mg/ ngày.

Cần bổ sung thêm Na trong các trường hợp:

Làm việc nặng trong thời gian lâu, dưới trời nắng hoặc ở nơi nóng, như trường hợp người nơng dân làm việc ngồi đồng, các vận động viên thi đấu những môn thể thao nặng như chạy ma-ra-tông, tập tạ, đua xe đạp đường trường…

Người bị mất nước do nơn ói, bị tiêu chảy lâu ngày. Người bị bệnh thận nên thận không giữ được Na cho cơ thể.

Người lạm dụng thuốc tẩy, thuốc nhuận tràng.

Trong những trường hợp nặng, người bị thiếu Na cảm thấy miệng khô, chán ăn, tim đập nhanh, đôi khi cảm thấy buồn nôn, bị chuột rút (vọp bể). Trường hợp trầm trọng thì huyết áp xuống thấp, mắt trũng, da khô, khi véo nhẹ rồi buông tay da vẫn giữ nguyên vết nhăn.

Cơ thể thừa Na có thể dẫn tới các chứng bệnh như: phù, suy tim, suy thận, suy gan và huyết áp cao.

- Nguồn Na tự nhiên đầu tiên là thực phẩm. Khơng có loại thực phẩm nào, dù chỉ là rau quả, mà không chứa Na. Dứa (trái thơm) là thực phẩm chứa ít Na nhất: 0,3mg/100g. Một số rau, củ khác chứa nhiều hơn như rau cải xoong, rau cần tây, củ cải, cà rốt chứa tới 50 mg/100g. Người kiêng ăn mặn không nên ăn loại rau củ này.

Hàm lượng Na trong một số thực phẩm

Loại thực phẩm Lượng natri (mg/100g)

Hải sản (sò, hến…) 70 - 330 Trứng 120 – 130 Cá 70 – 100 Thịt 40 – 90 Sữa 50 Fomat 40 Rau tươi 5 - 15

Hàm lượng Na trong một số thức ăn chế biến sẵn.

Loại thức ăn làm sẵn Lượng Natri (mg/100g)

Giăm bơng (đùi heo hun khói) 2.100

Fomat Camembert 1.000 – 1.200

Bích quy mặn 1.000 – 1.200

Pate, xúc xích 800 – 1.200

Fomat Roquefort 500 – 1.000

Bơ mặn 870

Bắp cải muối chua 650 – 800

Cá hồi đóng hộp 760

Bánh mì trắng 500

Bánh bít - cốt 250 – 400

Bơ margarin 250 – 300

Bơ thường 200

+ Cần sử dụng muối ăn như thế nào:

Trên thực tế, chúng ta thường ăn muối (NaCl) để cung cấp Na cho cơ thể. Đối với cơ thể, việc thiếu hoặc thừa Na đều sinh bệnh, nhưng việc thiếu ít khi xảy ra. Nhiều nhà nghiên cứu về chế độ ăn uống cho rằng hiện nay phần lớn chúng ta ăn

mặn quá mức cần thiết, do thói quen cá nhân hoặc thói quen của cả cộng đồng. Bởi vậy, chúng ta cần biết khi nào và với ai cần tăng hay giảm lượng muối ăn hàng ngày.

Trường hợp cần ăn mặn: Những người cần ăn mặn hơn người khác hoặc cần bổ sung thêm các chất muối khống gồm:

- Người có huyết áp thấp.

- Người phải làm việc ngồi năng nóng, nhất là về mùa hè.

- Người làm việc ở nơi có nhiệt độ cao như trong mỏ, gần lò nung.

- Vận động viên các môn thi đấu đặc biệt như: chạy đường xa, đua xe đạp đường trường v.v…

- Người bị bệnh tiêu chảy, mất nhiều nước chứa các chất điện giải trong người. Trường hợp cần ăn bớt mặn hoặc ăn nhạt: Những người cần ăn giảm mặn gồm:

- Người có huyết áp cao.

- Người bị bệnh phù, bị suy tim.

- Người bị một số bệnh về thận, về gan. + Chú ý:

- Trước kia, người ta thường khuyên các phụ nữ có mang từ tháng thứ 7 trở đi nên ăn nhạt để đề phòng hiện tượng phù chân (xuống máu chân). Nhưng hiện nay nhiều nhà chuyên môn lại cho rằng trong khi mang thai, nhu cầu về Na của cơ thể cao hơn bình thường để đáp ứng cho việc gia tăng lượng máu. Việc ăn nhạt sẽ làm cho cơ thể bị thiếu Na, bởi vậy không phải bất cứ phụ nữ nào cũng cần phải ăn nhạt từ tháng thứ 7 tới khi sinh con. Cần có sự chỉ định của bác sỹ theo dõi sức khoẻ của các bà mẹ lẫn thai nhi. Cơ thể của người mang thai có xu hướng giữ muối và giữ nước lại do lượng hormone sinh dục estrogen tiết ra nhiều hơn. Song song với hiện tượng tăng lượng máu là hiện tượng huyết áp hạ thấp hơn mọi khi. Việc dùng các loại thuốc lợi tiểu là vơ ích và có khi cịn có hại cho sức khoẻ.

- Khơng nên chỉ định một cách máy móc chế độ ăn nhạt cho người già, kể cả trường hợp những người có chỉ số huyết áp cao. Nên coi việc có huyết áp hơi cao ở người già là điều bình thường. Việc ăn nhạt đối với người già sẽ có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh, gây nhạt miệng, chán ăn dẫn tới sút cân và suy dinh dưỡng.

- Đối với người khoẻ mạnh, không bệnh tật, chưa tới tuổi già, phụ nữ khơng mang thai, khơng có vấn đề gì về huyết áp (cao hoặc thấp) thì tốt nhất là nên giảm ăn mặn.

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)