Sữa ong chúa (Royal jerry)

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 88 - 89)

Lồi ong đã có cách đây khoảng 80.000.000 năm . Có nghiên cứu khác cơng bố: cách đây khoảng 120.500.000 năm. Khi trái đất xuất hiện thực vật thì cũng xuất hiện loài ong. Ong sống thành từng đàn từ 20.000 đến 60.000 con. Đàn ong là một xã hội trật tự, tổ chức nghiêm khắc, có sự đồn kết và phân công công việc rõ ràng. Mỗi đàn ong sống cùng một tổ. Trong tổ chia 3 loại: 1) Ong chúa, chỉ có 1 con, là lãnh chúa tối cao và chỉ làm nhiệm vụ sinh đẻ, 2) Ong đực: chiếm 1-2% đàn ong, chỉ có chức năng giao phối với ong chúa và, 3) Ong thợ: là ong cái nhưng khơng có chức năng sinh đẻ mà chỉ làm nhiệm vụ lao động không ngừng không nghỉ (xây tổ, lấy mật hoa, luyện mật và chăm sóc ấu trùng), chiếm tỷ lệ 98% đàn ong.

Ong chúa có thân hình to, dài nhất, sống được 3-5 năm. Đến ngày giao phối, ong chúa bay ra khỏi tổ, cả bầy ong đực bay theo, rơi rụng và chết dần, chỉ còn con bay nhanh nhất, khỏe nhất được giao phối với ong chúa, giao phối xong cũng rơi xuống mà chết. Sau giao phối, ong chúa bay về tổ, sau 2-3 ngày đẻ ra 2.000 đến 3.000 bọc trứng. Ong chúa khi đẻ trứng thì bị đến các khu vực trong tổ. Khu vực ong đực là các phòng lục giác lớn hơn, nên bụng ong chúa không bị ép, do đó khơng có tinh dịch chảy ra, nên trứng đó sẽ nở ra ong đực. Khu vực ong thợ là các phịng lục giác có kích thước nhỏ, nên bụng ong chúa bị ép lại, tinh dịch chảy ra, dích vào trứng và trứng đó nở ra ong cái. Trong 3 ngày đầu, các ong cái mới nở đều được ăn sữa ong chúa. Từ ngày thứ 4 trở đi, chỉ duy nhất một ong cái đẻ ở khu vực ong chúa tiếp tục được ăn sữa ong chúa và phát triển thành ong chúa, số còn lại ăn mật ong và phát triển thành ong thợ.

Ong thợ ngoài 20 ngày tuổi bay ra khỏi tổ đi kiếm phấn hoa và mang về tổ. Các con ong trong tổ sau khi ăn phấn hoa , dịch tiêu hóa phấn hoa được đưa theo đường máu lên đầu, trộn với nước dãi của chúng tạo thành một chất sữa trắng, gọi là sữa ong chúa để nuôi tất cả ấu trùng ong cái trong 3 ngày đầu sau nở và suốt cả cuộc đời ong chúa.

Thành phần của sữa ong chúa:

1) Chất R (Royal Jelly), người ta gọi là chất “thần bí”, người ta chưa xac định được cụ thể, có khả năng là hỗn hợp các chất cộng lại, có tác dụng làm tế bào sinh trưởng mạnh, xúc tiến trao đổi chất.

2) Protein và axit amin: có 18 loại, trong đó có 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Ngồi ra cịn có axit oleic, axit palmic, các albumin và globulin.

3) Các vitamin: có 10 laọi vitamin, nhiều nhất là vitamin B1, B5, B6, B12, biotin, axit folic, inositol.

4) Các khoáng chất: kẽm, đồng, sắt ...

5) Các hợp chất của axit phospho: ADP, ATP Tác dụng của sữa ong chúa:

1) Kéo dài tuổi thanh xuân, duy trì vẻ đẹp min màng và sự tươi trẻ của làn da, tác dụng chống lão hóa, tăng cường sinh lực

2) An thần, chống stress

3) Thúc đẩy sinh trưởng và hồi phục tế bào

4) Tăng cường sinh lý nam giới, chống liệt dương

5) Tăng cương chức năng nội tiết, đặc biệt chống rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh

6) Tăng sinh trưởng và lớn lên, tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ 7) Cải thiện đau nhức xương khớp, làm chắc khỏe xương khớp 8) Phòng chống thiếu máu, bệnh tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa 9) Tác dụng kháng khuẩn

10) Bổ dưỡng cho phụ nữ thời ký cho con bú.

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)