- Cách đây 5.000 năm, người Trung Hoa đã biết cách chữa bệnh bướu cổ bằng rong biển, nhưng chưa biết đó là nhờ tác dụng của chất Iod có trong rong. Iod có tên khoa học là Iodès, một từ Hy Lạp có nghĩa là màu tím. Ký hiệu của Iod là I.
- Năm 1850, Chatin, nhà khoa học Pháp, xác định rằng bệnh bướu cổ là do hiện tượng thiếu Iod của cơ thể gây ra. Năm 1914, Kendall tách riêng được chất thyroxin chứa nhiều Iod từ tuyến giáp.
- Cơ thể người có khoảng 50 mg iod, 20-30% lượng Iod này tập trung ở tuyến giáp. Lượng Iod trong máu từ 0,1 - 0,3 µg /100 ml và trong các hormone của tuyến giáp từ 4-8 µg/100 ml.
- Vai trị chủ yếu của Iod là tham gia vào việc hình thành các hormone của tuyến giáp. Những hormone này rất quan trọng cho sự phát triển hài hoà của cơ thể nói chung và bộ não nói riêng, có liên quan tới:
Sự phát triển và bền chắc của xương (do vai trò điều tiết lượng P và Ca trong cơ thể).
Sự hoạt động của các cơ.
Việc phân phối oxy cho các cơ tim. Sự chuyển hoá chất ở ruột.
Sự sản xuất hồng huyết cầu (do chức năng điều khiển việc hấp thụ chất sắt).
Chức năng thanh lọc các chất của thận. Sự điều chỉnh thân nhiệt.
Việc tổng hợp các phân tử lipid mới và loại bỏ các phân từ lipid đã xuống cấp.
Kích thích và điều khiển sự chuyển hoá các chất đường và protein trong cơ thể.
Bởi vậy, việc duy trì một lượng Iod đủ dùng cho cơ thể là điều rất cần thiết đối với mọi người, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai, trẻ em từ lúc sinh tới 3 tuổi (tuổi não là phát triển tương đối hoàn chỉnh) và người già.
Cơ thể thiếu Iod có thể dẫn tới việc sảy thai hoặc thai chết trong bụng mẹ, trẻ em dễ mắc các chứng bệnh về thần kinh.
Ngoài bệnh bướu cổ, các biểu hiện khác có thể gặp ln có cảm giác hồi hộp hay sợ hãi, da dày, táo bón, rụng tóc, lượng cholesterol trong máu tăng cao, trí tuệ chậm phát triển, vẻ mặt đần độn.
+ Nguồn Iod trong tự nhiên, nhu cầu về Iod của cơ thể người:
Iod có nhiều trong cá biển và các loại hải sản khác, trong trứng, thịt. Một số loại rau như rau cải xoăn (crét-son) cũng chứa I. Nước biển có chứa Iod từ cơ thể các động vật biển còn sống hoặc đã phân huỷ tiết ra. Ngành cơng nghiệp hố chất sản xuất Iod từ một số muối vô cơ như kali iodua (KI). Iod có một đồng phân có tính phóng xạ (I127).
Lượng I do các bữa ăn hàng ngày có thể cung cấp cho chúng ta là 10-500
(µg/ngày, trong khi cơ thể chúng ta chỉ cần vào khoảng 150 (µg /ngày). Thấp quá
25 µg /ngày hoặc cao q 500 µg/ngày đều có thể làm rối loạn hoạt động của tuyến
giáp và các hormone, dẫn tới bệnh bướu cổ. Lượng Iod được cơ thể hấp thụ từ thức ăn ở dạ dày sẽ vào máu để được chuyển về tuyến giáp. Sự hấp thụ Iod cần được tiến hành đều đặn hàng ngày. Phần lớn lượng Iod dư thừa trong cơ thể thường được thải ra ngoài bằng đường nước tiểu tiện; phần còn lại bị thải ra qua đường tiêu hố và mồ hơi.
+ Hiện tượng thừa, thiếu Iod của cơ thể: Cơ thể thiếu Iod hay thừa Iod đều ảnh hưởng xấu tới tuyến giáp và sinh bệnh. Tuy nhiên, đa số trường hợp bệnh là do thiếu Iod. Bởi vậy, nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam, có chủ trương trộn Iod vào muối ăn để người dân dùng hàng ngày. Ngoài ra, khi cần thiết các bác sĩ
thường chỉ định cho các đối tượng cần bổ sung Iod theo liều lượng như sau:
Nhu cầu Iod cho cơ thể.
Loại đối tượng Lượng Iod (µg/ngày)
Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng 40 Trẻ em từ 6-12 tháng 50 Trẻ em từ 1-3 tuổi 70 Trẻ em từ 4-9 tuổi 120 Trẻ em từ 10 -12 tuổi 140 Nam, nữ từ 13-19 tuổi 150
Phụ nữ mang thai, người già 150
Phụ nữ cho con bú 200
Có một số ít người thừa Iod là do:
- Ăn nhiều rong biển (một số người dân miền biển ở Nhật và Trung Quốc). - Dùng thuốc có Iod để chữa bệnh trong thời gian dài (như chữa chứng loạn nhịp tim, một số thuốc sử dụng tính phóng xạ của I127
).