- Sắt có tên khoa học là Ferrum, ký hiệu Fe, là kim loại đã được loài người sử dụng sớm nhất, vừa để làm những dụng cụ phục vụ đời sống, vừa để chữa bệnh. Sử sách còn ghi lại câu chuyện cách đây 4.000 năm về Melampos, một vị tướng Hy Lạp, đã chữa khỏi bệnh cho con vua Argos bằng gỉ lưỡi kiếm sắt của mình. ở châu Âu thời cổ, người ta ngâm những chiếc đinh sắt vào nước, rồi dùng chất nước có gỉ sắt ấy như thuốc bổ cho trẻ em uống. Tuy con người đã cảm thấy sắt là một chất không thể thiếu được đối với sức khoẻ nhưng mãi tới năm 1832, nhà khoa học Blaud mới chứng minh được rằng những muối sắt có tác dụng làm tăng hồng huyết cầu trong máu.
- Cơ thể người chứa từ 3,5 - 4g sắt, một phần ở trong hồng huyết cầu của máu và các sắc tố của các cơ, tham gia vào sự vận chuyển oxy từ phổi tới các tế bào và nhận khí carbonic của các tế bào mang về phổi, một phần được dự trữ ở gan.
- Sắt là nguyên tố được cơ thể sử dụng một cách tiết kiệm nhất. Thời gian của các hồng cầu chỉ có 120 ngày, đời sống khi hồng cầu chết, Fe lại được thu hồi đưa về tủy sống, để tạo ra những hồng cầu mới. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta thường hấp thụ được từ 0,5 - 1mg sắt, nhưng chỉ thải ra vào khoảng 0,1 - 0,7 mg qua mồ hôi, nước tiểu và phân.
Riêng đối với phụ nữ thì lượng sắt của cơ thể bị mất nhiều hơn trong những kỳ kinh nguyệt. Bởi vậy, trong thời gian sinh sản, phụ nữ cần được bổ sung thêm chất sắt hơn.
Tuy nhiên, sắt cũng là nhân tố tiếp tay cho oxy hoá các tế bào và enzym, các điểm có lưu huỳnh trên màng bọc tế bào và các cơ quan nội tạng gây nên sự lão hoá và các chứng bệnh do tế bào bị lão hoá sinh ra, như bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh về mắt, về não...
Bởi vậy, sắt là con dao hai lưỡi. Thiếu sắt cơ thể khơng được khoẻ nhưng thừa sắt thì cơ thể dễ bị bệnh và chóng già.
Lượng thức ăn cho một người ăn mỗi ngày có thể chứa từ 10 - 30mg sắt, nhưng có thể chỉ hấp thụ được một phần nhỏ, khoảng từ 0,5 - 1mg. Sắt có cả trong các thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc thực vật.
Những thức ăn có vitamin C, nước cam đều có tính chất kích thích sự hấp thu sắt. Trái lại, chất tanin trong nước trà có ảnh hưởng ngược lại. Cà phê có ít ảnh hưởng hơn.
Sắt trong thịt, cá dễ được hấp thụ hơn sắt trong rau, quả. Hàm lượng sắt trong một số thực phẩm. Loại thực phẩm Lượng sắt (mg/100g) Chim bồ câu 20 Gan 8 -18 Đậu hạt 11 Sò, hến, lòng đỏ trứng 6 – 7 Bơ đậu nành 6 Thịt bò 3 - 6 Bánh mỳ 2 - 2,5 Thịt gà 1 - 2 Rau tươi 0,5 - 3
- Thiếu sắt Fe cơ thể thường dẫn tới bệnh thiếu máu, biểu hiện như: da tái, màng niêm mạc bên trong mi mắt trắng nhợt, thở gấp khi cố sức, hay hồi hộp do nhịp tim dễ tăng cao hay bị loạn nhịp, hay buồn ngủ, khó tập trung tư tưởng, dễ bị các bệnh do viêm nhiễm. Phụ nữ mang thai dễ sinh non hoặc thai bị chết trước ngày sinh.
Để phát hiện bệnh thiếu máu, người ta không căn cứ vào số hồng cầu mà chú ý tới sự giảm sút của lượng huyết cầu tố (dưới 12g ở nam và 11g ở nữ) cùng hình dáng và kích thước của hồng cầu (thường nhỏ và bị dị dạng).
Những đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt gồm: trẻ em bị suy dinh dưỡng, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người bị tai nạn
hoặc bị bệnh gây xuất huyết ở dạ dày, ruột, hậu môn (trĩ), buồng trứng, dạ con..., người nghiện rượu (dễ bị bệnh xơ gan), người ăn kiêng hoặc ăn chay.
Nhu cầu sắt cho cơ thể.
Đối tượng cần bổ sung sắt Lượng sắt (mg/ngày)
Trẻ em từ 6-12 tháng 12 Trẻ em từ 1 – 2 tuổi 7 Trẻ em từ 2 – 6 tuổi 9 Trẻ em từ 6 – 12 tuổi 11 Nữ từ 13 - 16 tuổi 23 Nam từ 13 - 16 tuổi 13
Phụ nữ trong tuổi sinh nở 25
Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ 12
Phụ nữ đã mãn kinh 9
Người lớn (nam) 11
- Hiện tượng thừa chất sắt được xác định khi lượng sắt trong huyết thanh cao hơn 200 (µg/100ml. Nguyên nhân có thể do: Di truyền, do bổ sung dư chất sắt,
hoặc vì được tiếp máu nhiều lần quá mức cần thiết. Những người cơ thể có dư sắt thường ở độ tuổi từ 40 –60, phần lớn là nam.
Những chứng bệnh liên quan tới hiện tượng thừa chất sắt gồm: Các bệnh về tim mạch, bệnh ung thư, bệnh Parkinson và bệnh thấp khớp. Ngồi ra, các tế bào bị oxy hố nhanh làm cho người có dư sắt chóng già. Chính vì vậy mà một số nhà khoa học đã cho rằng sở dĩ phụ nữ lâu già và sống lâu hơn đàn ơng, vì đã được thải bớt chất sắt ra ngoài qua các kỳ kinh nguyệt.
Để đề phòng hiện tượng thiếu sắt, trẻ em, phụ nữ đang ở tuổi sinh sản, đang mang thai hoặc cho con bú sữa mẹ đều cần phải chú ý ăn đều các thực phẩm giầu chất sắt như gan, thịt, cá, hải sản, trứng, đậu hạt, rau tươi và uống nước có vitamin C như nước cam, nước chanh hoặc Thực phẩm chức năng kết hợp với axit Folic.