Lưu huỳnh (Sulfur ) S:

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 52 - 53)

- Lưu huỳnh là một Á kim, đã được các nhà giả kim học biết tới từ thời cổ đại, nhưng mãi tới thế kỷ XVIII mới được 2 nhà khoa học người Pháp là Antoine de Lavoisier (1743 – 1794) và Louis Gay Lussac (1778 – 1850) giới thiệu đầy đủ các tính chất lý hố của một nguyên tố hoá học cùng với ký hiệu là S.

- Trong cơ thể, S không ở dạng đơn chất mà chỉ ở dạng hợp chất.

Những acid amin có S như methionine, cystine, cystein, taurine thường có ở da, tóc, móng chân, móng tay, các chất nhầy, ở ngồi và ở cả bên trong các tế bào.

- Trong cơ thể S thường có vai trị như những cầu nối giữa các phân tử, tạo thành những lớp màng bao bóc các cơ, mơ và các bộ phận của mọi cơ quan nội tạng.

Những tế bào có chứa S thường kết hợp với một số nguyên tố vi lượng như kẽm, selenium (Se), magiê và những vitamin có tính chống oxy hố như vitamin A (β- caroten), vitamin C, E để bảo vệ các tế bào, giúp các tế bào phòng tránh sự nhiễm độc và sự lão hoá.

+ Nhu cầu về S của cơ thể và nguồn S trong tự nhiên: Nhu cầu mỗi ngày về các acid amin có S của cơ thể vào khoảng 13 mg cho mỗi kg trọng lượng đối với nữ và 14 mg/kg trọng lượng đối với nam. Nguồn S của người là nước và các thực phẩm. Có một số nguồn nước khống trong tự nhiên chứa các muối sulfat. Một số thực phẩm chứa nhiều S là: các loại hải sản, măng tây, củ cải đen, hành, tỏi, các cây và sản phẩm của cây có dầu, trứng, thịt.

+ Những người ăn chay kéo dài (không ăn thịt lâu ngày), những người bị stress, bị viêm nhiễm, sống nơi ơ nhiễm, làm việc lâu ngồi ánh nắng… đều dễ bị thiếu S, do thiếu sự cung cấp hoặc các tế bào chứa S bị phá huỷ. Cơ thể thiếu lưu huỳnh có những biểu hiện như: chậm mọc tóc, móng tay và móng chân, khả năng chống sự oxy hố của các tế bào kém, dễ bị các bệnh viêm nhiễm, dễ bị tích mỡ ở gan, lượng glutathion – một kháng độc tố, trong bạch cầu giảm. Hiện tượng thiếu acid amin có chứa lưu huỳnh sẽ làm cho tế bào mau bị lão hoá.

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)