Trà xanh (Green Tea):

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 97 - 99)

+ Lịch sử: theo truyền thuyết, mùa hè năm 2737 TCN (trước công nguyên),

Vua Thần Nông trên đương du hành, dừng lại nghỉ ngơi cùng với đoàn tùy tùng. Khi quân lính phục vụ đun nước uống, có một số lá khơ xung quanh rơi vào nước đang sôi làm nước ngả sang màu xanh vàng hấp dẫn. Vốn là một nhà khoa học, vua Thần Nơng uống thử, thấy người sang khối tỉnh táo hơn. Từ đó cây có lá khơ đó trở thành nguồn cung cấp làm đồ uống cho con người. Đó là cây trà xanh ngày nay, trà du nhập vào Việt Nam ngay những thapạ niên đầu sau Công nguyên.

Năm 780 SCN (sau công nguyên), học giả Trung Quốc Hoa Lu Lu đã cho ra đời cuốn sách về trà, trong đó mơ tả cách trồng, chế biến và cách uống, tác dụng của trà. Từ đó trở thành nhu cầu của con người và trở thành một nghệ thuật thưởng thức, giải trí. Trà du nhập vào Nhật Bản bởi bác sĩ Yeisei và nhanh chóng trở thành Trà đạo. Đầu thế kỷ 16, nhở Hải quân Hà Lam ở Thái Bình Dương, trà du nhập vào Hà Lan và Châu Âu.

Sau đó trà được lưu hành đến nhiều nước trên thế giới.

+ Các loại trà: Ngày nay, trên thế giới có hơn 300 loại trà khác nhau, mỗi lồi

có một đặc điểm riêng. Về cơ bản có thể chia ra 5 nhóm khác nhau:

(1) Trà xanh: làm từ các lá trà được sấy hơi hoặc dùng trực tiếp không cho lên men, nhằm giữ màu xanh và hương vị vốn có của trà.

(2) Trà đen: là trà được oxy hóa (lên men) hồn toàn, tạo nên một hương vị êm dịu và nhẹ hơn trà xanh. Lá chè được sấy khô, cuộn lại lên men, tạo ra một màu trà đậm.

(3) Trà Ô Long: là loại trà được lên men một phần, do đó hương vị trung dung giữa trà xanh và trà đen.

(4) Trà hoa quả: là loại trà đen có hương vị của các loại hoa quả khác nhau. (5) Trà thảo dược: được chế biến từ các loại hoa, lá, quả, vỏ, rễ, hạt .... của các cây khác nhau.

Để sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm chức năng, chủ yếu người ta dùng trực tiếp hoặc chiết suất ra các hoạt chất hoặc dịch chiết từ trà xanh và trà thảo dược.

+ Thành phần chính của trà xanh: trà xanh có các thành phần chủ yếu sau

(1) Nhóm hợp chất Phenol:

- Nhóm Polyphenol: Phenol là nhóm hợp chất thơm có gốc Hydroxy (OH) gắn trực tiếp với nhân Benzen. Khi trong phân tử có nhiều gốc Hydroxy gắn trực tiếp với nhân Benzen thì được gọi là Polyhydroxyphenol (Monome). Nhiều Monome găn với nhau được gọi là Polyphenol (Polyme).

Các hợp chất Pholyphenol tự nhiên trong trà có tác dụng: có vai trị như một kháng thể, chống lại tác nhân gây bệnh, có hoạt tính như vitamin P (ví dụ: Catechin), có tác dụng làm bền thành mạch, hạn chế chảy máu dưới da và là chất chống oxy hóa, dập tắt các gốc tự do.

- Các hợp chất Flavonoid: là những hợp chất quy định màu sắc của thực vật (vàng, đỏ, xanh) của hoa, quả, lá, thân. Các Flavonoid có tác dụng làm bền thành mạch; chống oxy hóa; giảm sự phân hủy tế bào; giảm chlesterol máu; chống lại sự kết tụ máu, do đó phịng chống được vữa xơ động mạch.

- Hợp chất Catechin: là tên gọi chung cho các Phenol có dạng Flavan -3- ol Hợp chất Catechin chiếm tỷ lệ cao trong nhóm Polyphenol (chiếm trên 70% tổng lượng Polyphenol của lá chè, chất có hoạt tính là EGCG (Epigallocatechin gallat). Tác dụng của Catechin bao gồm : làm tăng tính đàn hồi và giảm tính thấm của vi mao mạch, chống oxy hóa mạnh, kìm hãm phát triển khối u ; chống phóng xạ ; chống nhiễm độc, tăng chức năng gan, lách ; chống rối loạn tim mạch.

- Nhóm hợp chất Theaflavin và Thearubigin, là 2 chất màu vàng và màu đỏ do oxy hóa các polyphenol-catechin.

(2) Các hợp chất Tanin : có tác dụng làm se niêm mạc, kháng khuẩn, chống thối rữa, chống chảy máu.

(3) Hợp chất Alcaloid : bao gồm : Cafein, Theophyllin, Theobromin, Adenin, Guanin.

(4) Các viatamin: B1, B2, C, PP, P (Rutin), axit pantothenic.

(5) Các Protein và axit amin: có 17 loại axit amin và các Albumin, Glutein. (6) Các Glucid : trong trà có monosacharid (1-2%) và Pholysacharid (10- 12%).

(7) Các khống chất : có khoảng 20 nguyên tố, ví dụ như : K, Ca, Na, Mg, Mn, F, Si, P, S...

(8) Các tinh dầu : là hỗn hợp nhiều hợp chất tạo hương thơm cho trà: Aldehyd, Ceton, axit hữu cơ, phenol, rượu bay hơi....

(9) Các sắc tố trong trà : diệp lục, carotenoid, xanhthophyl.

(10) Các emzyme : chủ yếu là các emzyme oxy hóa khử: Polyphenoloxydase. (11) Nhóm hợp chất Pectin: là hợp chất cao phân tử có bản chất Glucid.

+ Tác dụng của trà xanh :

(1) Kích thích hưng phấn, lợi tiểu, khỏe tim.

(2) Thanh nhiệt, giảm nóng, chống khát, chống tiết nước bọt. (3) Tăng phân giải Lipit, giảm mỡ máu (chống béo phì). (4) Sát trùng, kháng khuẩn, chống ngộ độc rượu, trừ rôm sẩy. (5) Chống gốc tự do, chống lão hóa.

(6) Chống phóng xạ: Polyphenol có tác dụng hấp thụ Stronti, chống đột biến gen.

(7) Làm bền thành mạch : Catechin có tác dụgn tương tự như Vitamin P (Rutin) :

- Chống kết tụ máu, chống xơ vữa động mạch, chống chảy máu. - Làm mềm cơ trơn, nên có tác dụng chống co thắt động mạch vành. - Làm giãn mạch, giảm huyết áp (do có theophullin).

- Chống rối loạn tim mạch, chống nguy cơ đột quỵ tim não.

(8) polyphenol có tác dụng như kháng thể, chống lại tác nhân gây bệnh, yếu tố gây dị ứng.

(9) Chống phát triển khối u, ung thư. Làm giảm phân hủy tế bào, chống đột biến tế bào, đẩy các nơtron ra khỏi cơ thể, khử các Nitơ.

(10) Phịng ngừa sâu răng, chống hơi miệng.

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 97 - 99)