Kẽm ( Zinc ) Zn:

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 47 - 49)

- Kẽm có tên khoa học là Zincum, ký hiệu Zn, là một nguyên tố vi lượng có tầm quan trọng hàng đầu đối với cơ thể vì có liên quan tới tất cả các tế bào và gen. Vậy mà các nhà khoa học chỉ xác định được điều này kể từ năm 1939 sau khi phát hiện sự có mặt của Zn trong một loại enzym (chất xúc tác sinh học). Năm 1961, Ananda Prasad, một chuyên gia trong ngành y đã phát hiện được hiện tượng cơ thể

không hấp thụ được Zn do di truyền, dẫn tới sự chậm phát triển của cơ thể, cả về khả năng sinh dục và chuyển hoá chất.

- Cơ thể người trưởng thành chứa khoảng 2,5g Zn, 30% lượng này ở trong xương, 60% trong các cơ bắp, nhưng tập trung nhiều nhất ở mắt, tuyến tiền liệt, thận, gan, tuỵ, tóc và huyết thanh của máu (có khoảng 0,9 mg/l). Trong thời gian mang thai, nồng độ Zn trong máu người mẹ có khi giảm sút tới 50% vì đã truyền sang thai.

Các nhà khoa học đã xác định được sự liên quan của Zn với hơn 200 enzym, với các chức năng:

- Kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương.

- Hình thành và điều hoà sự hoạt động của một số hormone như insulin của tuyến tuỵ, gustin của tuyến nước bọt, testosterone (hormone sinh dục nam).

- Điều hoà tỷ lệ giữa các tế bào thành phần của máu. - Tăng cường khả năng hấp thụ oxy của hồng huyết cầu. - Tăng cuờng tính bền của các thành mạch, các màng tế bào. - Điều hoà sự hoạt động của tuyến tiền liệt.

- Kích thích sự phục hồi các vết thương. - Kích thích sự chuyển hố của vitamin A.

- Kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương.

- Giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại, các nguyên tố kim loại nặng, chống lại sự lão hoá.

+ Nguồn Zn trong tự nhiên, hiện tượng thừa, thiếu Zn của cơ thể: Ruột hấp thụ chất Zn sinh học từ các thức ăn. Nguồn Zn phong phú nhất là thịt các lồi sị hến, thịt gia súc, cá và các loại hải sản. Rau quả cũng chứa Zn nhưng ít và cơ thể khó hấp thụ. Sữa bị và sữa mẹ đều giàu chất Zn (20 mg/l).

Hàm lượng Kẽm trong một số thực phẩm. Loại thực phẩm: Lượng Zn (mg/100g) Sò, hến 70 Gan 7,8 Thịt đỏ (thịt bò) 4,3 Trứng 1,5

Zn được ruột hấp thụ vào máu rồi đưa tới gan, một phần được lưu trữ, một phần được phân phối tới mọi cơ quan trong cơ thể để dự phần chống stress, chống nóng, lạnh, sự mệt mỏi, sự lây nhiễm...

Mỗi ngày, cơ thể người trưởng thành hấp thụ được từ 10-15mg Zn qua thực phẩm. Các nguyên tố Cu, Fe, Ca, P, chất xơ hạn chế khả năng hấp thụ Zn của cơ

thể, trong khi sữa và các sản phẩm của sữa, rượu vang, các axit amin tăng cường khả năng này.

Những đối tượng cần được bổ sung thêm chất Zn gồm: Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển, những người bị bệnh tiểu đường, người bị thương, người sắp phải qua cuộc giải phẫu, nghiện rượu nặng, người ăn chay (chỉ ăn thực phẩm thực vật), người uống thuốc có chất sắt, aspirine, người bị bỏng, bị rối loạn đường tiêu hoá, mắt mờ, phụ nữ dang ở độ tuổi sinh nở, đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ, người cao tuổi, người già.

Những biểu hiện của hiện tượng cơ thể thiếu chất Zn là: Móng tay dễ gãy, có vệt trắng, tóc rụng, da khơ, dễ bị viêm nhiễm. Đàn ơng yếu khả năng sinh lý, phụ nữ dễ gặp sự cố khi mang thai, dễ sinh con thiếu tháng, đứa trẻ yếu dễ bị dị dạng hoặc có vấn đề khơng bình thường ở hệ thần kinh, chậm lớn.

Người già thiếu chất Zn dễ bị suy thoái cơ bắp và xương, giảm chiều dày của da, kém ăn hoặc ăn không thấy ngon miệng.

Nhu cầu Kẽm cho cơ thể.

Đối tượng Lượng Zn (mg/ngày)

Trẻ sơ sinh 6

Trẻ em từ 1-9 tuổi 10

Trẻ em từ 10-12 tuổi 12

Nữ từ 13 tuổi trở lên 12

Nam từ 13 tuổi trở lên 15

Phụ nữ mang thai 15

Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ 19

Người cao tuổi 12

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)