Ngộ độc thực phẩm do cá nóc (Food Poisoning of Puffer Fish):

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 67 - 68)

+ Định nghĩa: Ngộ độc thực phẩm do cá nóc là một hội chứng bệnh lý cấp

tính bao gồm các hội chứng về thần kinh, vận động, hơ hấp, tuần hồn, xảy ra sau khi ăn phải cá nóc độc từ 10 đến 30 phút, có khi 3 – 4 giờ. Nếu các triệu chứng ngộ độc khơng được xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong do trụy tim mạch, liệt hô hấp. Tỷ lệ tử vong trong 1 – 24 giờ đầu là 60%.

+ Đặc điểm về cá nóc: Cá nóc cịn có tên gọi là Puffer fish (tiếng Anh), Kugel

Fish (Tiếng Đức), Fugu Fish (tiếng Nhật). Trên thế giới có 131 lồi cá nóc sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có 55 lồi ở vùng biển Nhật Bản và 66 loài ở vùng biển Việt Nam. Trong 55 lồi ở Nhật Bản có 22 lồi có thể ăn được.

- Đặc điểm hình thể cá nóc: Hình thể đặc biệt, mình trịn, khơng có vảy, dài trung bình 15-35cm, có lồi tới 150cm, mồm nhỏ, răng chắc, khỏe, sắc. Cả bộ răng có 4 chiếc. Cá nóc chỉ có 5 vây: 2 vây ngực, 1 vây lưng, 1 vây hậu mơn, 1 vây đi. Cá nóc khơng có vây bụng. Cá nóc khơng có xương sườn, dạ dày có thể phình to khi hút nước và khí vào. Mắt cá nóc có thể nhắm một bên và mở một bên.

- Độc tố cá nóc: Độc tố cá nóc được tiến sĩ Yoshizumi Tahara phát hiện ra năm 1909 và đặt tên là: Tetrodotoxin, có cơng thức là: C11H17O8N3. Độc tố cá nóc có ở máu, gan, cơ quan sinh dục, da, nội tạng của cá. Cơ cá khơng có độc tố. Độc tố cá nóc tan trong nước, có sức bền cao với nhiệt và hóa chất. Liều gây độc với người: 0,5-2,0mg.

+ Triệu chứng ngộ độc:

- Nung bệnh: 10-30 phút, có khi 3-4 giờ.

- Biểu hiện: lúc đầu xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng, tê ở mơi, lưỡi, sau đó xuất hiện dị cảm kiến bò ở mặt, chân tay. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, váng đầu, đau bụng, có thể tiêu chảy, buồn nơn, vã mồ hơi, nói khó, nuốt khó: Dần dần bị liệt chân tay, cuối cùng là liệt hành tủy, giảm huyết áp, loạn nhịp tim, liệt toàn thân, da tím tái, trụy tim mạch. Nếu sống qua 24 giờ thì hy vọng có thể sống được.

+ Xử trí: Gây nơn sớm, dùng than hoạt sớm, nhanh chóng đưa vào bệnh viện

hồi sức kịp thời. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)