Mangan ( Manganese):

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 57 - 58)

- Mangan có tên khoa học là Manganese, ký hiệu Mn, được các nhà hoá học phát hiện từ cuối thế kỷ XIX, có trong củ cà rốt, củ cải đường, mía, cà phê và cây chè (trà). Năm 1903, nhà sinh vật học Gabriel Bertrand chứng minh rằng đất thiếu mangan sẽ bị cằn cỗi, khơng trồng trọt được. Bằng thí nghiệm dùng nước có chứa mangan được pha rất lỗng chỉ có một vài phần nghìn gam trong 1 lít nước để tưới vào một mẫu đất khô cằn, ông đã làm cho cây lại tiếp tục mọc và phát triển. Năm 1928, G.Bertrand chứng minh tầm quan trọng của Mn đối với sự phát triển của cơ thể các con chuột thí nghiệm. Những cơng trình này đã làm cho các nhà sinh – hoá học đặc biệt chú ý và công nhận vai trị khơng thể thiếu của Mn đối với đời sống của thực vật và động vật. Riêng ở người, hiện tượng thiếu Mn sẽ dẫn tới sự suy

nhược, teo tinh hoàn, mất khả năng sinh sản và làm suy giảm sự hoạt động của một số enzym.

- Cơ thể người trưởng thành chứa từ 10 – 20 mg Mn, phần lớn tập trung trong xương, gan và thận. Lượng Mn trong máu vào khoảng 10 Mg/l, tập trung ở hồng

huyết cầu. Huyết tương có chứa từ 0,6-4 µg/l. Các cơ bắp nhận được Mn từ máu và giữ khoảng 35% tổng số Mn của cơ thể.

- Do có tác dụng kích thích sự hoạt động của một số enzym, hoặc kiềm chế tác dụng của một số chất khác như canxi, Mn tham gia vào nhiều hoạt động sinh hoá của cơ thể và là nguyên tố cần thiết có liên quan tới sự sinh sản, sự phát triển của xương, cảm giác giữ thăng bằng, sự hoạt động của não, sự tổng hợp của cholesterol, việc điều chỉnh nồng độ glucose trong máu, sự đông máu (phối hợp với Vitamin K)...

- Giống như đồng, Mn tham gia vào cấu tạo của một số tế bào có tác dụng chống oxy hố. Nhưng nếu những tế bào này có dư, chúng lại có tác dụng ngược lại, làm cho các tế bào có liên quan mau bị lão hố.

+ Nhu cầu về Mn của cơ thể: ở người lớn (nặng 70kg), cơ thể cần mỗi ngày từ 6 – 8 mg Mn và có thể được cung cấp đầy đủ bằng các thức ăn, chủ yếu là các thực phẩm thực vật như lúa, gạo, đậu, rau, quả, trà ...

Hàm lượng Mangan trong một số thực phẩm.

Loại thực phẩm Lượng Mn (mg/100g)

Hạnh nhân 2,5

Lúa mì 1,1

Hạt điều 0,8

Nho khơ 0,5

Trường hợp cơ thể thiếu Mn ít khi xảy ra. Thường chỉ có hiện tượng cơ thể bị ngộ độc vì thừa Mn, đa số trường hợp do làm việc ở nơi khai thác (mỏ Mn) hoặc sử dụng Mn làm nguyên liệu ở các nhà máy hoá chất. Người công nhân thường bị nhiễm Mn qua đường hô hấp, làm tổn hại phổi, hệ thống thần kinh.

Thận, hệ tim mạch, các tinh hồn cũng có thể bị tổn hại. Mn đúng là một ngun tố hố học có tác dụng như con dao 2 lưỡi: rất cần thiết cho sự sống của cả động vật và thực vật, nhưng sẽ gây tác hại khi có dư. Bởi vậy, nếu cơ thể không thiếu mà lại dùng thuốc bổ sung thêm Mn thì sẽ là một việc làm rất nguy hại.

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)