Nhân sâm (Panax ginseng C.A Mey )– Họ Ngũ gia bì (Araliaceae)

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 70 - 72)

Là loại cây thảo cao khoảng 0,6m rễ phình thành củ thuôn dài, phân nhánh ở qng giữa trơng như hình người. Tên “Nhân sâm” do rễ của cây có hình người; tên “Panax” là do chữ Hy Lạp: “Pan” có nghĩa là tất cả, “acos” có nghĩa là chữa được, có ý nhân sâm là vị thuốc chữa được tất cả mọi bệnh. Nhân sâm được người Trung Quốc cổ phát hiện ra vào năm 48 đến 33 trước Công nguyên và ở Hàn Quốc, nhâm sâm được ghi nhận là dược liệu truyền thống từ thời Gogurgeo từ năm 37 trước Công nguyên đến năm 668 sau Cơng ngun. Ngồi nhân sâm mọc hoang, nhân sâm trồng được bắt đầu từ 1500 năm trước tại Trung Quốc và từ năm 513 tại Hàn Quốc, bởi Kanschosa là người đầu tiên trồng nhân sâm ở Hàn Quốc. Ngày nay nhân sâm được trồng ở nhiều nước, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc, sau đó là Viễn Đơng Nga, Mỹ và Nhật Bản. Thơng thường có thể thu hoạch nhân sâm sau 4-6 năm. Có nhiều cách chế biến khác nhau, song có 2 cách truyền thống bao gồm:

+ Hồng sâm: chọn những củ sâm to, nặng ít nhất 37g, rửa sạch bằng bàn chải, để cả rễ. Rửa như vậy sẽ được củ sâm trắng ngà, cho sâm vào nồi và hấp với áp suất khoảng 2 at-mốt-phe với nhiệt độ 800

Sau đó đem sấy khô hoặc phơi khô. Lúc này củ nhân sâm có mùi thơm, màu hồng, vị ngọt, hơi đắng.

+ Bạch sâm: những củ sâm không đủ tiêu chuẩn để chế biến thành hồng sâm, đem cắt rễ, dùng dao tre cạo sạch vỏ mỏng, sau đó đem phơi gần khơ đem vào sửa thành hình người rồi lại đem phơi khô hẳn. Thời gian phơi từ 7-15 ngày. Lúc này củ sâm có màu trắng. Đem đóng gói để bán.

Thành phần của nhân sâm:

1) Hỗn hợp Saponin sterolic: gồm có: panaxadiol, panaxatriol. Saponin là hoạt chất sinh học, là chỉ số chất lượng đánh giá chất lượng của nhân sâm.

2) Glucorit, còn gọi là genserin hoặc panaxain.

3) Các Vitamin: vitamin B1, vitamin B2 và một số men. 4) Các axit béo: axit panmitic, stearic, linoleic.

5) Tinh bột đường, nhân sâm chứa khoảng 5% đường gồm 2 monosacharid (Glucose và Rhamnose) và 2 disaccharid (sucrose và maltose)

6) Phytgoestrogens, pectin. 7) Các Flavonnoid

8) Các Glycan

9) Các dẫn chất pyran - 4 - on.

10) Tinh dầu: làm sâm có mùi đặc trưng Tác dụng của nhân sâm:

1) Bổ sung, tăng lực gồm cả thể lực, trí lực và sinh lực.

2) Tăng cường chức năng sinh dục: tăng nhanh quá trình trưởng thành giới tính, tăng sinh tinh, kéo dài thời gian giao hợp.

3) Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

4) Tăng cường hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể, chống lại các stress. Người ta cịn gọi nhân sâm là chất thích nghi (Adaptogen)

5) Hỗ trợ điều trị các bệnh:

- Bệnh thần kinh: tăng hưng phấn, giảm mệt mỏi, tăng hiệu suất làm việc do cơ chế nhân sâm là tăng sinh tổng hợpAcetylcholin và giảm serotonin ở não.

- Bệnh tim: nhân sâm có tác dụng làm tăng co bóp tim, cải thiện rối loạn nhịp tim và chống loạn dưỡng cơ tim, chống vữa xơ dộng mạch, làm giảm cholesterol.

- Bệnh huyết áp: liều nhỏ nhân sâm làm tăng huyết áp, liều lớn nhân sâm là giảm huyết áp do làm giãn mạch.

- Với chuyển hóa: nhân sâm có tác dụng làm giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Nhân sâm còn làm tăng tổng hợp axit Ribonucleic, tăng cường chuyển hóa cơ bản, tăng tổng hợp albumin, protein của gan.

Cách dùng nhân sâm:

1) Dùng đúng đối tượng: nên dùng nhân sâm cho những người suy nhược, kiệt sức thiếu máu, mệt mỏi, dưỡng bệnh, lao động nặng, chống lão hóa, các bệnh tim mạch, thần kinh, tiểu đường ....

2) Dùng đúng liều: mỗi ngày 2-4g. Nếu dùng quá nhiều hoặc kéo dài (trên 2 năm liền) có thể gây ngộ độc: rối loạn thị giác, chóng mặt, giãn đồng tử ...

3) Dùng đúng cách: tùy tình hình cụ thể, có thể dùng các dạng sản phẩm như: cháo sâm, canh sâm, sâm lát, sâm hãm, sâm viên, chè sâm, kẹo sâm, nước sâm ...

4) Không dùng cho các đối tượng: bé gái dưới 13 tuổi, người cao huyết áp, viêm gan cấp, viêm phổi cấp, cảm cúm, viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột (tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy), ho nhiều đờm, táo bón hoặc đang sốt và khi thời tiết quá nóng.

Một phần của tài liệu Mục từ chuyên ngành thực phẩm chức năng (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)