Magiê có ký hiệu là Mg, là một nguyên tố kim loại.
Muối sulfat magiê đã được sử dụng từ thế kỷ XV để làm thuốc nhuận tràng. Trong vòng 50 năm trở lại đây, các bác sỹ P. Delbet và D. Bertrand đã làm Mg nổi tiếng vì ứng dụng nó trong nông nghiệp, trong công nghiệp thực phẩm và việc phịng chống bệnh ung thư. Ngồi ra, người ta cịn sử dụng các chất có Mg để hỗ trợ chống stress, phịng chống một số bệnh về tim mạch, chứng nhồi máu cơ tim và chống sự lão hoá.
- Trong cơ thể một người nặng 70kg có 25 – 30g Mg được phân phối như sau: gần 70% ở xương, 29 % ở các cơ bắp và các mô khác, 1% trong máu. Những điểm có Mg tập trung nhiều nhất là não, bên trong và bên ngoài tế bào, cơ tim, các tế bào gan, ruột, các tuyến nội tiết và hệ thống các mạch máu. Lượng Mg trong máu được phân phối như sau: 22 mg trong 1 lít huyết tương và 56 mg trong 1 lít hồng huyết cầu.
Sự phân phối Mg trong cơ thể (mg/100g)
Xương 1.010 Cơ bắp 215 Thận 207 Gan 175 Tim 175 Lách 142 Tinh hoàn 95 Phổi 74
- Mg có mặt trong tế bào dưới dạng ion mang điện dương (Mg++), Mg tham gia vào hoạt động chuyển hoá chất, ổn định tỷ lệ giữa các chất acid và bazơ trong cơ thể, giúp Canxi và Phốtpho cố định ở xương, giúp cơ thể phát triển thuận lợi, đặc biệt trong 5 lĩnh vực sau:
(1) Hoạt động chuyển hoá chất: Mg là một chất kích thích quan trọng cho khoảng 300 enzym hoạt động, chủ yếu là vận chuyển chất phosphas để tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể. Nhờ vậy mà cơ thể thực hiện được các chức năng như: sinh sản, phát triển, trao đổi chất, thích ứng với stress, điều hồ thân nhiệt, loại bỏ độc tố, sửa chữa tế bào, hoạt động của não.
Ngồi ra, Mg cịn kiểm sốt sự thâm nhập của Canxi qua màng tế bào, vì nếu để Canxi lọt vào bên trong tế bào nhiều quá mức cần thiết sẽ gây ra hiện tượng co cơ, chuột rút, nhức đầu.
Các bộ phận cấu tạo bởi các mô mềm ở bên trong cơ thể như ruột, mật, dạ con, các mạch máu… nếu bị thiếu Mg có thể những phản ứng co rút gây đau đột ngột, kèm theo nhức đầu, huyết áp tăng cao, kể cả hiện tượng nhồi máu cơ tim.
(3) Ổn định nồng độ Na+ và K+ ở 2 bên màng tế bào: Nếu cơ thể thiếu Mg, hệ
thống bơm đẩy Na+
ra ngoài tế bào khi nhiều quá mức và hút K+ vào thay thế sẽ hoạt động kém đi, dẫn tới hậu quả là các tế bào bị căng phồng.
(4) Tính chống viêm và chống dị ứng: Mg và vitamin C là những chất chống histamin và hỗ trợ các loại thuốc chống dị ứng.
(5) Chống lão hố: Một trong những tính chất mới của Mg được các nhà khoa học phát hiện là khả năng hạn chế được tác hại gây ra bởi các gốc tự do và các độc tố làm cơ thể bị lão hoá.
+ Nguồn gốc Magiê trong tự nhiên:
Nước khoáng ở một số nơi trong thiên nhiên có chứa Mg, rất tốt cho sức khoẻ. Mỗi lít nước khống có thể chứa vào khoảng 80 - 110 mg Mg (tuỳ từng nơi khai thác và chỉ một số nơi có Mg).
Một số thực phẩm chứa nhiều Mg là đậu tương, các loại quả có dầu, cá, quả phơi khơ, các loại rau xanh (Mg có trong chất diệp lục).
Hàm lượng Magiê trong một số thực phẩm
Loại thực phẩm Lượng Magiê (mg/100g)
Đậu tương 310
Hạt điều 267
Hạnh nhân (nhân quả hạnh đào) 254
Lúa mạch đen 229 Đậu trắng 170 Hạt dẻ 140 Ngô (bắp) 120 Gạo 120 Bánh mì 50 - 90 Tôm, cá 90 Sôcôla 70
+ Nhu cầu Magiê của cơ thể:
Mg được cơ thể hấp thụ ở ruột, nhưng khơng dễ dàng gì. Các thực phẩm có chứa Mg thường bị mất một phần lớn trong các quá trình nấu nướng hoặc làm sạch. Thí dụ việc chà và làm sạch trắng gạo khiến gạo mất 83,3% Mg. Khâu nấu và làm trắng đường làm đường mất 99,9% Mg. Chỉ có khoảng 30% của lượng Mg còn lại trong thực phẩm được cơ thể hấp thụ qua ruột nhưng sau đó lại có một phần thải ra
ngoài theo mồ hôi, nước tiểu và phân. Bởi vậy, đa số chúng ta, nhất là phụ nữ thường bị thiếu Mg.
Những đối tượng nên bổ sung Magie là: phụ nữ, nhất là phụ nữ đang dùng thuốc ngừa thai, đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ, đang ở thời kỳ tiền mãn kinh mà hay bị chuột rút, co cơ, bị stress, người làm việc quá sức, bị căng thẳng thần kinh, vận động viên thể thao, người cao tuổi, người đang phải uống thuốc để điều trị bệnh, nhất là các bệnh viêm loét đường tiêu hoá, bệnh sỏi, bệnh tiểu đường.
Nhu cầu Magiê cho cơ thể
Người dùng Liều lượng Magiê (mg/ngày) Trẻ sơ sinh 70 Trẻ từ 1 - 3 tuổi 120 Trẻ từ 4 - 9 tuổi 180 Trẻ từ 10 - 12 tuổi 240 Người lớn 330 - 420
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú 480