Tình hình mắc bệnh do phế cầu khuẩn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1. VI KHUẨN Streptococcus pneumoniae, KHẢ NĂNG GÂY BỆNH VÀ ĐẶC

1.1.4.2. Tình hình mắc bệnh do phế cầu khuẩn tại Việt Nam

Ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm trùng do S. pneumoniae ước tính hàng năm ít nhất 48,7

trường hợp trên 100.000 trẻ [9]. S. pneumoniae đồng thời là căn nguyên hàng đầu gây nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não mủ. S. pneumoniae được phát hiện trong hơn 90%

Số trẻ chết do phế cầu khuẩn/100.000 dân

S ố tr ẻ < 5 tu ổi (tri ệu)

các trường hợp nhiễm khuẩn huyết và 55% trường hợp viêm màng não mủ ở 213 trẻ nghiên cứu [156].

Viêm phổi do phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra tử vong ở trẻ em và người già, đặc biệt ở những nơi có điều kiện sống thấp. Trước đây khi chưa có kháng sinh, tỷ lệ tử vong/mắc tại các bệnh viện là 20- 40%, tỷ lệ này giảm còn 5-10% sau khi kháng sinh được sử dụng rộng rãi. Nhưng đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng hoặc mắc các bệnh bẩm sinh khác như tim mạch, tiêu chảy cấp thì tỷ lệ vẫn ở khoảng 30%, thậm chí trên 50%. Những bệnh nhân nghiện rượu và mắc các bệnh mạn tính khác thì cũng có tỷ lệ tương tự.

Về sự phân bố typ huyết thanh, các nghiên cứu đã tiến hành ở Việt Nam cho thấy typ huyết thanh S. pneumoniae gây bệnh thường gặp nhất là 6, 14, 19F và 23F. Nghiên

cứu của Christopher M.Parry trên khoảng 900 trẻ khỏe mạnh ở lứa tuổi từ 1 đến 16 tại 6 điểm nghiên cứu ở miền Nam Việt nam cho thấy tỷ lệ phân lập được phế cầu là 49,4% ở trẻ dưới 5 tuổi và 40,6% ở trẻ trên 5 tuổi. Typ huyết thanh phế cầu nổi trội nhất là 14, 19 và 23 chiếm 67% ở trẻ dưới 5 tuổi và typ huyết thanh 6, 14, 18, 19 và 23 chiếm đến 70% ở trẻ trên 5 tuổi [117]. Trong một nghiên cứu khác cũng của Christopher M. Parry xác định typ huyết thanh của 60 chủng phế cầu phân lập từ máu và dịch não tủy của bệnh nhân mắc bệnh do phế cầu xâm lấn nhập viện tại bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, 68% số chủng có typ huyết thanh trùng với typ huyết thanh được bao phủ trong thành phần của vắc xin phế cầu, bao gồm 23F (38%), 14 (13,3%), 19F; 18C (5%), 1; 3; 6A; 6B (1.6%). Tương tự, nghiên cứu của Đặng Đức Anh ở bệnh nhi dưới 5 tuổi bị viêm phổi nhập viện tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng, tỷ lệ phân lập được phế cầu là 26,3% với typ huyết thanh nổi trội là 19F và 23F, 82% số chủng có typ huyết thanh trùng với typ huyết thanh có trong thành phần của vắc xin phế cầu, bao gồm 19F (29,8%), 23F (21,4%), 14 (13,1%), 6B (13,1%), 15B (2,4%), 11A (2,4%). Các typ huyết thanh gây bệnh ít gặp là 19A, 23A và 9V với tỉ lệ là 2%-3%. Có 9(11%) số chủng khơng định được typ huyết thanh. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu này là kỹ thuật phồng vỏ Quellung [65, 111, 160].

Về tình trạng kháng kháng sinh, cũng trong nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng năm 2006-2007, thực hiện kỹ thuật MIC để xác định tình trạng kháng kháng sinh của 80 chủng S. pneumoniae phân lập từ dịch tỵ hầu cho thấy 74% kháng penicillin ở mức trung

gian và 3% kháng hồn tồn. Có 75% số chủng đa kháng kháng sinh, 100% kháng với cotrimoxazole, 71% kháng với erythromycin và 58% kháng cefuroxime. Các chủng đều nhạy cảm với amoxicillin, cefotaxime, cefepime, ofloxacin [65]. Nghiên cứu của Christopher M. Parry và cộng sự về tình trạng kháng kháng sinh tại miền Nam, Việt Nam cho thấy 34% số chủng kháng trung gian với penicillin, 19% kháng hoàn toàn. 13% kháng trung gian với ceftriaxone, 1% kháng hoàn toàn. Hơn 40% số chủng phân lập từ bệnh nhi sống ở thành thị kháng với erythromycin, trimethoprim-sulfamethoxazole, chloramphenicol và tetracycline [117]. Một số nghiên cứu về kháng kháng sinh tại bệnh viện Bạch Mai và BVĐK Khánh Hoà cho thấy, các chủng S. pneumoniae nhạy cảm với

penicillin thì tỷ lệ kháng với kháng sinh khác thấp như kháng tetraxycline là 20%, erythromycin là 2% và co-trimoxazole là 10%; những chủng kháng penicillin thường kết hợp với đa kháng nhiều loại kháng sinh khác, tỷ lệ kháng lên tới từ 50 đến 100% [7, 8]. Tỷ lệ kháng kháng sinh tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2002-2003 ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiễm trùng hô hấp cấp cho thấy tỷ lệ kháng kháng sinh macrolide rất cao, có tới 90% số chủng S. pneumoniae kháng erythromycin [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 30 - 32)