Các yếu tố liên quan đến tác nhân gây bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.3. KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Streptococcus pneumoniae

1.3.3.1. Các yếu tố liên quan đến tác nhân gây bệnh

Nơi cư trú tự nhiên của S. pneumoniae là vùng mũi họng người. Vi khuẩn phế cầu cư trú trong vùng mũi họng phổ biến hơn ở trẻ em. Khoảng thời gian cư trú của phế cầu bị ảnh hưởng bởi yếu tố liên quan vật chủ như là độ tuổi, và bởi yếu tố liên quan đến tác nhân gây bệnh như là typ huyết thanh. Mặc dù sự cư trú thường khơng có triệu chứng bệnh, nhưng đây là nguồn chính dẫn đến các bệnh nhiễm khuẩn do phế cầu xâm lấn và sự lan truyền phế cầu khuẩn giữa người với người [142].

Đối với một số nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất, như beta-lactam và macrolide, thì sự thu nhận các gen kháng thuốc của phế cầu xảy ra là kết quả của sự biến nạp hoặc sự thêm đoạn từ các gen trên các transposon tổ hợp. Sự kháng của vi khuẩn đối với những kháng sinh này rất hiếm phát sinh nguyên phát trong cộng đồng dân cư nhạy

cảm với kháng sinh. Điều này trái ngược với khả năng xảy ra có thể dự đoán được của sự giảm mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với các kháng sinh fluoroquinolone, cơ chế kháng nhóm kháng sinh này là do những đột biến điểm tự phát. Vì sự kháng beta-lactam không thể tự phát, do đó sự thu nhận chủng DRSP ở một cá thể và sự phát tán của các chủng này trong cộng đồng phải xảy ra thông qua sự lan truyền và phân chia của các dòng vi khuẩn kháng thuốc.

Mặc dù phế cầu có hơn 90 typ huyết thanh, nhưng hầu hết những chủng kháng beta-lactam phân lập được từ lâm sàng mang các typ huyết thanh 6B, 9V, 14, 19F và 23F. Những chủng phế cầu kháng thuốc thuộc typ huyết thanh này thường là những dòng đa kháng thuốc. Tại Mỹ, 70% các chủng phế cầu đa kháng thuốc phân lập được thuộc về các dòng phế cầu kháng thuốc. Các typ huyết thanh này phân bố phổ biến hơn trong những chủng DRSP có thể do những typ này cư trú phổ biến hơn ở trẻ em và có thời gian cư trú dài hơn so với những typ khác, dó đó chúng chịu áp lực chọn lọc lớn hơn từ việc sử dụng kháng sinh với tần suất cao ở nhóm tuổi này. Vì các vắc xin cộng hợp mới có đích tác động là những typ huyết thanh này, do đó những vắc xin này đã được sử dụng với mục tiêu nhằm hạn chế việc lan truyền của các chủng DRSP [35].

Các rào cản tự nhiên về sự phù hợp di truyền cũng có thể hạn chế sự lan truyền của các chủng DRSP. Các gen pbp có sự tương đồng về trình tự, những biến đổi trong các gen này có thể đưa đến sự cạnh tranh về sự tồn tại của vi khuẩn. Trong điều kiện có mặt kháng sinh beta-lactam, vi khuẩn có gen pbp biến đổi trở nên chiếm ưu thế. Khi áp lực

chọn lọc của kháng sinh giảm hoặc mất đi, các chủng DRSP cũng giảm khả năng cạnh tranh tồn tại với các chủng nhạy cảm. Điều này thể hiện ở các chủng phế cầu lâm sàng và thí nghiệm bị đột biến dẫn đến biến đổi cấu trúc các phân tử PBP, những chủng này có khả năng kháng penicillin, nhưng lại giảm khả năng sinh trưởng trong mơt trường khơng có kháng sinh này [44] và giảm độc lực trên chuột [126]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng lâm sàng nào về sự giảm độc lực của các chủng DRSP, và sự lan truyền cũng như sự gây bệnh xâm lấn của những chủng này vẫn xảy ra. Nguyên nhân có thể do những chủng kháng thuốc có khả năng tồn tại trong mũi họng của trẻ nhỏ và người

có hệ miễn dịch suy yếu đã thu nhận các yếu tố bổ sung giúp chúng khôi phục lại độc lực, và cho phép sự lan truyền và gây bệnh diễn ra [50].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 52 - 54)