Độc tố polysaccharide

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.2. YẾU TỐ ĐỘC LỰC VÀ TYP HUYẾT THANH CỦA VI KHUẨN Streptococcus

1.2.1.2. Độc tố polysaccharide

* CPS: Các polysaccharide vỏ

Vỏ của phế cầu là yếu tố độc lực quan trọng và có tính quyết định trong bệnh sinh, giúp vi khuẩn tồn tại và phát triển để gây bệnh: Vỏ polysacharide là yếu tố bảo vệ vi khuẩn tránh được sự thực bào bởi các tế bào bạch cầu của cơ thể vật chủ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại, nhân lên trong tổ chức vật chủ và sinh bệnh. Phức hợp polysacharide vỏ phế cầu có thành phần là: glucose, 2-acetamido-2,4,6-trideoxy galactose,

Các CPS tạo thành lớp vỏ ngoài cùng dày khoảng 200-400 nm, bao bọc tế bào vi khuẩn S. pneumoniae. Vỏ được gắn cộng hóa trị với bề mặt ngoài của thành tế bào peptidoglycan. Hơn 90 kiểu lớp vỏ CPS đã được xác định về cấu trúc và typ huyết thanh [116]. Sự tạo thành vỏ là yếu tố độc lực không thể thiếu của phế cầu khuẩn chống lại hiện tượng thực bào mạnh mẽ đối với cơ thể chưa có đáp ứng miễn dịch. Mặc dù những chủng phế cầu khơng có vỏ thường liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, triệu chứng nhẹ. Những chủng phân lập từ những vị trí vơ trùng khác gây nhiễm khuẩn xâm lấn thường có vỏ. Biến thể khơng có vỏ của những chủng này phần lớn là khơng có độc tính. Tuy nhiên nó có thể gây nhiễm khuẩn xâm lấn đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch [98]. Các typ huyết thanh vỏ CPS đều tích điện cao ở điều kiện pH sinh lý, điều này giúp vi khuẩn có vỏ trực tiếp ngăn cản sự tương tác với đại thực bào. Hầu hết các cấu trúc CPS đơn là một polymer mạch thẳng với các đoạn lặp lại gồm ít nhất hai monosaccharide. Các cấu trúc CPS phức tạp hơn sẽ phân nhánh và các đoạn lặp lại chính bao gồm từ 1 đến 6 monosaccharide và các chuỗi bên bổ sung. Các typ huyết thanh được phân biệt bởi sự khác nhau về cấu trúc hóa học của CPS và khả năng hệ thống miễn dịch nhanh chóng nhận diện các thành phần cấu trúc khác nhau và đáp ứng bằng các kháng thể đặc hiệu chống lại các kháng nguyên của mỗi typ [142].

Có hai kiểu danh pháp khác nhau để gọi tên các typ huyết thanh là hệ thống của Đan Mạch và của Mỹ. Chẳng hạn như hệ thống Đan Mạch typ huyết thanh 10A lại tương đương với typ 34 của Mỹ. Hệ thống của Đan Mạch dựa trên các phản ứng chéo các typ huyết thanh khác nhau vì thế các kiểu typ có phản ứng chéo được xếp vào một nhóm chung, các typ riêng biệt trong nhóm được ký hiệu bằng chữ cái. Trong hệ thống của Mỹ, các typ huyết thanh được đánh số tuần tự theo thứ tự phát hiện, việc đặt tên như này sẽ không phân biệt được các nhóm có phản ứng chéo giữa các typ huyết thanh với nhau. Chính vì thế hệ thống gọi tên của Đan Mạch được sử dụng rộng rãi hơn. Các công thức kháng nguyên sử dụng trong kỹ thuật phồng vỏ Quellung cũng được gọi tên theo hệ thống này [61].

* CWPS: Polysaccharide thành tế bào (Cell wall polysaccharide, axit teichoic): Các chủng S. pneumoniae độc tính hay khơng độc đều có một cấu trúc CWPS

chung. Cấu trúc CWPS bao gồm một phân tử tetrasaccharide nối với nhau thông qua ribotol-phosphate diester và một hoặc hai phosphocholine. CWPS và CPS liên kết cộng hóa trị với peptidoglycan thành tế bào, đây cũng là một trở ngại trong quá trình tinh sạch do khó tách được các CPS ra khỏi các CWPS [141]. CWPS là một kháng nguyên có mặt ở tất cả các typ huyết thanh của phế cầu khuẩn. Do vậy kháng nguyên CWPS được sử dụng để làm yếu tố phủ bản trong quá trình sản xuất các kit sinh phẩm chẩn đoán phế cầu khuẩn bằng kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme (ELISA).

* Kháng nguyên F: Tất cả các chủng phế cầu (cả chủng độc tính hay khơng độc tính) đều có một polysaccharide như nhau được gọi là kháng nguyên F. Kháng nguyên F có bản chất là axit lipoteichoic với phần polysaccharide có trình tự lặp lại CWPS. Đây là phần liên kết với một gốc diacylated glycerol thông qua glucose [141].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 37 - 39)