Các yếu tố liên quan đến kháng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.3. KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Streptococcus pneumoniae

1.3.3.2. Các yếu tố liên quan đến kháng sinh

Sử dụng kháng sinh không hợp lý

Mối liên hệ giữa việc sử dụng kháng sinh rộng rãi trong cộng đồng với sự bùng phát tính kháng thuốc của phế cầu thể hiện rõ ở một số kháng sinh phổ biến như beta- lactam, macrolide và fluoroquinolone [85]. Tình trạng sử dụng kháng sinh hiện nay đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra tình trạng cư trú và lan truyền của các chủng phế cầu kháng thuốc, ở cả mức độ cá thể cũng như cộng đồng, đồng thời cũng liên chặt chẽ đến tỷ lệ các bệnh xâm lấn do phế cầu kháng thuốc gây ra.

Việc sử dụng kháng sinh có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho những chủng kháng thuốc theo một trong hai con đường. Thứ nhất, tác dụng chọn lọc của kháng sinh tạo điều kiện cho sự sinh trưởng của một số lượng nhỏ các chủng kháng thuốc đã có trong quần thể vi khuẩn cư trú hoặc gây bệnh. Thứ hai, kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn khác trong đường mũi họng, từ đó cho phép sự thay thế chủng ưu thế thành những chủng kháng thuốc đang được lưu hành trong suốt hoặc sau quá trình điều trị với kháng sinh. Hai con đường đưa đến sự bùng phát tính kháng thuốc của phế cầu xảy ra với tần suất khác nhau phụ thuộc vào tỷ lệ của các chủng kháng thuốc có trong cộng đồng [134].

Việc sử dụng kháng sinh ngoài y tế cũng là nguyên nhân làm xuất hiện các vi khuẩn kháng thuốc. Tại phần lớn các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của nhà nước cũng như các hộ chăn nuôi cá thể đều dùng kháng sinh, kể cả kháng sinh chữa bệnh cho người được trộn vào thức ăn hàng ngày để phịng bệnh cho vật ni. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 100% số cơ sở chăn ni có sử dụng chất kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cho lợn; 68% số cơ sở có sử dụng thức ăn chăn ni chứa kháng sinh để phịng bệnh và kích thích tăng trưởng; 24,04% số cơ sở tự trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi để phịng bệnh và kích thích tăng trưởng, trong đó 1,23% số hộ trộn bằng kháng sinh dạng nguyên liệu. Các loại kháng sinh được nhiều cơ sở chăn nuôi

sử dụng là: amoxicilin, tylosin, tetracilin, lincomycin, gentatylo, enrofloxacin, dexamethasone, neomycin [167].

Sử dụng kháng sinh chưa hiệu quả

Việc sử dụng kháng sinh dù hợp lý vẫn có thể tạo điều kiện chọn lọc ưu thế cho các chủng kháng thuốc. Do đó, phác đồ sử dụng kháng sinh vơ cùng quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ bùng phát và lan truyền tính kháng thuốc của phế cầu. Cụ thể là, việc điều trị kháng sinh dưới liều có thể làm giảm một cách chọn lọc các chủng nhạy cảm kháng sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của các dòng kháng thuốc.

Thời gian điều trị bằng kháng sinh kéo dài

Phác đồ điều trị kháng sinh ngắn ngày có hiệu quả tương đương đồng thời làm giảm ưu thế chọn lọc đối với những chủng kháng thuốc. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phác đồ điều trị ngắn ngày và liều cao với beta-lactam có tỷ lệ làm phát sinh ưu thế cư trú của các chủng phế cầu kháng penicillin sau điều trị thấp hơn so với phác đồ dài ngày với liều thấp [135]. Những dữ liệu đó cho thấy rằng, việc lựa chọn kháng sinh hiệu quả và sử dụng phác đồ thích hợp rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự bùng phát các chủng kháng thuốc ở từ mức độ cá thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 54 - 55)