Vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1. VI KHUẨN Streptococcus pneumoniae, KHẢ NĂNG GÂY BỆNH VÀ ĐẶC

1.1.5.1. Vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn

Nhiễm phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, đặc biệt ở trẻ em ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Các bệnh do phế cầu có thể phịng tránh được và theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm chủng được xem là biện pháp chủ động, tiết kiệm và có tầm ảnh hưởng quan trọng giúp giảm số ca bệnh mắc mới do nhiễm phế cầu khuẩn. Tiêm chủng cho trẻ từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của các căn bệnh do phế cầu gây ra. Sản xuất vắc xin phòng bệnh phế cầu dựa trên kháng nguyên polysaccharide nằm ở vỏ tế bào vi khuẩn S. pneumoniae. Có ít nhất 93 typ huyết thanh khác nhau của S. pneumoniae được xác định dựa trên phản ứng ngưng kết

hạn các typ huyết thanh thường xuyên phân lập được từ bệnh nhân nhiễm phế cầu khuẩn, nhưng việc phát triển loại vắc xin vỏ polysaccharide có khả năng phịng tất cả các typ huyết thanh phế cầu vẫn bị hạn chế do sự đặc hiệu của kháng thể, sự biến đổi của các typ huyết thanh lưu hành ở các khu vực địa lý hoặc quần thể dân cư khác nhau.

Vắc xin liên hợp 7-valent (PCV7) phòng bệnh phế cầu cho trẻ dưới 2 tuổi được áp dụng từ năm 2000. Sau đó, để mở rộng khả năng bảo vệ, vắc xin 10 giá (PCV10) và 13 giá (PCV13) lần lượt được cấp phép từ năm 2009 và 2010. Tất cả các vắc xin này tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại sự nhiễm trùng S. pneumoniae với các typ huyết thanh có trong công thức của mỗi loại vắc xin [112, 151].

Vắc xin PPSV23 (23-valent pneumococcal polysaccharide vaccine), chứa 23 typ huyết thanh vỏ phổ biến, chiếm tới 88% số trường hợp mắc bệnh viêm phổi xâm lấn (Invasive Pneumococcal Disease - IPD), được phát triển năm 1983 [23]. PPSV23 tạo ra đáp ứng miễn dịch độc lập tế bào T và có hiệu lực phịng ngừa từ 56% - 81% trong các thử nghiệm lâm sàng [24]. Vắc xin này có hiệu quả nhất ở người lớn, nhưng không hiệu quả ở trẻ em dưới hai tuổi.

Thành công của việc triển khai vắc xin Haemophilus influenzae typ b đã dẫn tới

nhu cầu phát triển một loại vắc xin cộng hợp phế cầu (PCV7) để bảo vệ chống lại 7 loại typ huyết thanh của S. pneumoniae (4, 6B, 9V, 14, 18C, 19F, và 23F) cho gần 80%

trường hợp viêm phổi xâm lấn (IPD) ở trẻ nhỏ tại Hoa Kỳ [172]. Vắc xin này được cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp phép năm 2000 và khuyến cáo sử dụng ở trẻ em dưới hai tuổi [172]. Không giống như PPSV23, PCV7 tạo ra đáp ứng miễn dịch phụ thuộc tế bào T và rất hiệu quả trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn do S. pneumoniae. Kết quả sử dụng PCV7 làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc viêm phổi xâm lấn IPD

và viêm tai giữa ở trẻ được tiêm chủng [16, 40, 123, 162].

Qua miễn dịch tự nhiên, tiêm chủng PCV7 cũng làm giảm tỷ lệ nhiễm phế cầu trong cộng đồng và viêm phổi xâm lấn trong quần thể không tiêm chủng [25, 75]. Tuy nhiên, hiệu lực của vắc xin PCV7 đã tạo ra một thách thức mới đó là sự gia tăng các chủng phế cầu có typ huyết thanh khơng chứa trong vắc xin ở bệnh nhi [25, 47, 59, 119].

Để mở rộng độ bao phủ, vắc xin bao gồm nhiều serotypes hơn lần lượt được cấp phép sử dụng: năm 2009 là vắc xin PCV 10-valent (PCV10) chứa 3 typ huyết thanh bổ sung (1, 5 và 7F) và năm 2010 là PCV 13-valent (PCV13) chứa 6 serotypes bổ sung (1, 3, 5 , 6A, 7F, và 19A) [102].

Bảng 1.1. Các typ huyết thanh được bao phủ trong vắc xin

PPSV23 PCV7 PCV10 PCV13 Cộng hợp protein - CRM197 Protein D/Độc tố bạch hầu/Độc tố ho gà CRM197 đột biến

Týp huyết thanh

1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19F, 19A, 20, 22F, 23F, 33F 4, 6B, 9V, 14, 18C, 19F, 23F 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F, 23F

Vắc xin PCV7, PCV10, và PCV13 đã lần lượt đưa vào triển khai áp dụng ở các nước/lãnh thổ khu vực châu Á. Hiệu quả bảo vệ tại các khu vực này chưa công bố nhưng được ước tính dựa trên độ bao phủ các typ huyết thanh. Sự phân bố typ huyết thanh của

S.pneumoniae và độ bao phủ typ huyết thanh trong vắc xin PCV7 và PCV13 ở một số

quốc gia khu vực châu Á đã được công bố. Tuy nhiên, hầu hết các bài báo đều từ các nghiên cứu riêng lẻ hoặc do sự hợp tác của các bệnh viện [151]. Các số liệu giám sát quốc gia chỉ nhận được ở một số nước nhất định. Do vậy rất khó để có những thơng tin tổng hợp bởi sự giữa các bài báo lại khác nhau ở cỡ mẫu, thời gian nghiên cứu, khu vực địa lý, tình trạng y tế và quần thể nghiên cứu.

Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại vắc xin đang được sử dụng: đó là PCV10 và PPSV23. PCV10 ngồi cơng dụng chính cịn có cơng dụng phụ là ngừa viêm phổi, viêm tai giữa. Tiêm cho trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi (2-4 mũi tuỳ tuổi). PPSV23 - Pneumo23: khơng có cơng dụng phụ như trên, nhưng ngừa thêm được 13 chủng nữa, được sử dụng cho người già (PPSV23 chỉ tiêm 1 mũi). Vắc xin phế cầu hiện nay chỉ được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ, chưa được sử dụng trong chương trình tiêm chủng cho trẻ. Vắc xin

PCV10 đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và dự kiến sẽ được áp dụng tiêm rộng rãi cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 32 - 35)