Viêm tai giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1. VI KHUẨN Streptococcus pneumoniae, KHẢ NĂNG GÂY BỆNH VÀ ĐẶC

1.1.3.4. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hơ hấp trên thường gặp ở trẻ em. Ở trẻ, vòi nhĩ (nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, khi khóc, vịi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hịm tai gây viêm. Bên cạnh đó, hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc hịm tai, niêm mạc khí phế quản…) ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng gây hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây viêm tai giữa.

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân của 40-50% số trường hợp viêm tai giữa cấp. Viêm tai giữa với những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ là: bứt tai, sốt, khó chịu, lãng tai, đơi khi bị tiêu chảy và nôn. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh viêm tai giữa không rõ rệt, trẻ không sốt, khơng đau tai, rất ít khi có ù tai, không chảy dịch ở tai. Triệu chứng duy nhất là trẻ bị nghễnh ngãng nên các bà mẹ thường hay bỏ qua và cho rằng trẻ thiếu tập trung. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính mới có hiện tượng chảy mủ tai. Vì vậy, giai đoạn này trẻ sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, trẻ bé thường bỏ bú, kém ăn, nơn trớ, đi ngồi, co giật, lấy tay dụi vào tai…, cần đưa trẻ đi khám và điều trị. Nếu được phát hiện

sớm, thầy thuốc sẽ chủ động chích rạch dẫn lưu hoặc sau khi vỡ mủ được điều trị cẩn thận thì bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần, khơng để lại di chứng. Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngơn ngữ (nói ngọng, nói khơng rõ âm, từ…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ. Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng: viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII) [5, 142].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 27 - 28)