Tình hình mắc bệnh do phế cầu khuẩn trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1. VI KHUẨN Streptococcus pneumoniae, KHẢ NĂNG GÂY BỆNH VÀ ĐẶC

1.1.4.1. Tình hình mắc bệnh do phế cầu khuẩn trên thế giới

Streptococcus pneumoniae là tác nhân hàng đầu gây ra các nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết [129]. Ở Mỹ, Streptococcus pneumoniae là căn nguyên quan trọng nhất gây viêm màng

não mủ ở trẻ dưới 5 tuổi, đồng thời là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất của nhiễm trùng đường hô hấp. Ước tính của Trung tâm Kiểm sốt và Phịng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC, Hoa Kỳ) cho thấy hàng năm, ở trẻ em, có 5 triệu trường hợp viêm tai giữa, 13.000 trường hợp nhiễm khuẩn huyết, 700 trường hợp viêm màng não mủ, và 200 ca tử vong do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Ở người lớn, mỗi năm, có 175.000 bệnh nhân phải

nhập viện do viêm phổi phế cầu, 50.000 trường hợp nhiễm khuẩn huyết, 3.000 - 6.000 trường hợp viêm màng não mủ. Vi khuẩn S. pneumoniae được xác định là căn nguyên gây bệnh của 36% các trường hợp viêm phổi cộng đồng và 50% các trường hợp viêm phổi bệnh viện. Nhiễm khuẩn huyết xuất hiện kèm theo ở 25 - 30% các ca viêm phổi do phế cầu, trong khi một phần tư số bệnh nhân viêm màng não mủ do phế cầu có kèm theo viêm phổi. Tỉ lệ chết mắc do viêm phổi phế cầu là 5 - 7%, nhiễm khuẩn huyết là 20%, viêm màng não mủ là 30%, thường cao hơn ở nhóm người lớn tuổi và trẻ nhỏ [168].

Phân tích tổng hợp từ 40 nghiên cứu trên thế giới cho thấy, hàng năm, có 150 triệu trẻ mắc viêm phổi, 11-20 triệu trẻ phải nhập viện và 2 triệu trẻ em tử vong do viêm phổi. Dữ liệu mới nhất của UNICEF chứng minh rằng vi khuẩn S. pneumoniae đóng vai trị gây ra 50% các trường hợp tử vong ở trẻ em, trong đó gần 70% trường hợp tử vong đến từ các nước đang phát triển, chủ yếu là khu vực châu Phi và Đông Nam Á [129].

Viêm phổi vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới, gây ra hơn 900.000 trường hợp tử vong ở trẻ nhỏ, chiếm 15% trong tổng số trẻ em tử vong năm 2013 [96]. Streptococcus pneumoniae, là căn nguyên vi khuẩn phổ biến

nhất gây viêm phổi nghiêm trọng, giết chết một nửa triệu trẻ em mỗi năm trước khi bước sang sinh nhật lần thứ năm [169]. Phế cầu khuẩn còn gây ra bệnh nhiễm trùng máu, viêm màng não, và là căn nguyên hàng đầu gây viêm tai giữa. Ngoài ra, phế cầu cũng là nguyên nhân chủ yếu gây mắc và tử vong ở người già [37]. Vắc xin là một chiến lược quan trọng để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh phế cầu, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á, nơi 95% trường hợp tử vong phế cầu xảy ra [113]. Tuy nhiên mức độ bảo vệ của vắc xin chủ yếu chỉ giới hạn ở trong những typ huyết thanh được bao phủ trong thành phần vắc xin.

Kích thước hình trịn biểu thị số lượng trẻ chết do phế cầu: India (142 000), Nigeria (86 000), Ethiopia (57 000), Cộng hoà Congo (51 000), Afghanistan (31 000), China (30 000), Pakistan (27 000), Bangladesh (21 000), Angola (20 000), and Uganda (19 000).

Hình 1.2. Mười nước có số lượng trẻ dưới 5 tuổi chết do phế cầu khuẩn lớn nhất [113] Mười quốc gia có số lượng và tỷ lệ mắc bệnh phổi cao nhất thuộc châu Á và châu Mười quốc gia có số lượng và tỷ lệ mắc bệnh phổi cao nhất thuộc châu Á và châu Phi; chiếm 66% (44-88%) ca bệnh do phế cầu khuẩn trên toàn thế giới (Ấn Độ 27%, Trung Quốc 12%, Nigeria 5%, Pakistan 5%, Bangladesh 4%, Indonesia 3%, Ethiopia 3%, Congo 3%, Kenya 2%, và Philippines 2%). Trong số 14,5 triệu trường hợp bệnh do phế cầu khuẩn, 95,6% là viêm phổi, 3,7% viêm ngoài phổi, hội chứng viêm phổi xâm lấn không viêm màng não, và 0,7% viêm màng não [113].

Nhiễm trùng do S. pneumoniae có thể dự phịng bằng vắc xin và điều trị bằng

kháng sinh thích hợp. Từ năm 2007, WHO và Liên hiệp quốc phát động chương trình hành động qui mơ tồn cầu “Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 4” (MDG4 - Millenium Development Goal 4) nhằm mục đích giảm đáng kể tỉ lệ tử vong ở trẻ đến năm 2015, trong đó viêm phổi là một mục tiêu quan trọng, nguyên nhân của 1/5 số ca tử vong của trẻ trên toàn thế giới [170].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu sự lưu hành các typ huyết thanh và gen kháng kháng sinh của streptococcus pneumoniae gây bệnh bằng kỹ thuật PCR đa mồi tại một số địa phương ở việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)