Joint and several liability

Một phần của tài liệu wcms_792203 (Trang 76 - 78)

(Nguồn: Diễn đàn lao động di cư tại châu Á, 2014. Văn bản tóm tắt chính sách số 11: Trách

nhiệm chung và liên đới của các cơ quan tuyển dụng/sắp xếp việc làm với người sử dụng lao

động theo luật của Philippine.)

Trách nhiệm chung và liên đới là một thuật ngữ pháp lý đề cập đến các trường hợp mà hai hoặc nhiều người chịu trách nhiệm hoàn toàn về cùng một trách nhiệm pháp lý.

Trong lĩnh vực di cư lao động, thuật ngữ này có thể đề cập đến các trường hợp mà cơ

quan tuyển dụng và người sử dụng lao động đều phải chịu trách nhiệm về các hành

động của nhau đối với người lao động di cư. Trách nhiệm pháp lý này có thể phát sinh do

mối quan hệ hợp đồng giữa hai hoặc nhiều bên, trong đó quy định rằng tất cả các bên cùng chịu trách nhiệm chung và liên đới về một số trách nhiệm pháp lý nhất định, hoặc có thể được thực hiện thơng qua các điều luật quy định khiến hai hoặc nhiều bên chịu trách nhiệm chung và liên đới. Trách nhiệm pháp lý chung và liên đới cho phép người yêu cầu bồi thường - chẳng hạn như một người lao động di cư - có thể theo đuổi một vụ kiện pháp lý chống lại bất kỳ bên nào chịu trách nhiệm chung và liên đới, và các bên này sẽ tính tỷ lệ trách nhiệm pháp lý và mức bồi thường tương ứng của mình.

Khi nói đến người lao động di cư, điều này có nghĩa là nếu người lao động di cư khởi kiện cơ quan tuyển dụng vì vi phạm quyền của họ, họ sẽ nhận được toàn bộ số tiền bồi thường

cho việc vi phạm này từ cơ quan tuyển dụng, ngay cả khi người sử dụng lao động (hoặc các bên khác chịu trách nhiệm chung và liên đới - chẳng hạn như bên trung gian) chỉ chịu một phần hoặc chịu hoàn toàn trách nhiệm cho việc vi phạm đó. Sau đó, cơ quan tuyển dụng có trách nhiệm theo đuổi người sử dụng lao động (hoặc bên khác chịu trách nhiệm chung và liên đới) để yêu cầu họ đóng góp vào số tiền bồi thường, dựa trên trách nhiệm thực tế của họ trong vi phạm này.

Việt Nam khơng có quy định về mơ hình trách nhiệm chung và liên đới trong Luật. Những lợi ích của mơ hình trách nhiệm chung và liên đới bao gồm:

 cải thiện khả năng tiếp cận các cơ chế giải quyết vấn đề cho người lao động di cư, vì họ có thể sử dụng hệ thống pháp luật Việt Nam để địi hỏi bồi thường - thay vì hệ thống pháp luật ở quốc gia đích đến có khả năng khó tiếp cận và khơng quen thuộc với người lao động di cư;

bằng cách buộc các cơ quan tuyển dụng phải chịu trách nhiệm tài chính đối với các hành động của người sử dụng lao động ở quốc gia đích đến;

 tăng cường bảo vệ quyền của người lao động di cư thông qua việc sử dụng tài chính để khuyến khích các cơ quan tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng người sử dụng

lao động và nơi làm việc trước khi tuyển dụng lao động.

Mặc dù có thể giúp nâng cao khả năng tiếp cận cơ chế giải quyết vấn đề cho người lao

động di cư, nhưng mơ hình trách nhiệm chung và liên đới có thể gặp khó khăn trong

q trình triển khai và đòi hỏi thực hiện những thay đổi liên quan tới cơ chế khiếu nại để

đem lại hiệu quả. Một lỗ hổng lớn trong việc xây dựng mơ hình trách nhiệm chung và liên đới đó là người sử dụng lao động và bên trung gian ít khi phải chịu trách nhiệm trước những vi phạm về nghĩa vụ pháp lý. Khi người lao động di cư được phép thực hiện các hành vi pháp lý đối với các cơ quan tuyển dụng tại quốc gia xuất xứ vì những vi phạm

về quyền mà người sử dụng lao động và bên trung gian gây ra, thì mơ hình trách nhiệm

chung và liên đới có thể khiến người lao động di cư chùn bước trước việc yêu cầu người

sử dụng lao động và bên trung gian giải quyết vấn đề. Kinh nghiệm của Philippine với mơ hình trách nhiệm chung và liên đới cho thấy các cơ quan tuyển dụng cũng rất hạn chế trong việc thực hiện các hành vi pháp lý đối với người sử dụng lao động và bên trung gian. Có nhiều yếu tố tác động tới quyết định này của cơ quan tuyển dụng, trong đó bao gồm:

 chi phí thực hiện các hành vi pháp lý – đặc biệt trong khu vực thẩm quyền tài phán

ngoài nước hoặc thực hiện hành vi pháp lý đối với một cá nhân/tổ chức nước

ngoài; và

 lợi ích về mặt thương mại khi giữ mối quan hệ hoà hảo với người sử dụng lao

động.

Việc giới thiệu mơ hình trách nhiệm chung và liên đới có thể khơng đạt được hiệu quả trong việc yêu cầu người sử dụng lao động và bên trung gian chịu trách nhiệm trước những vi phạm của họ về quyền của người lao động di cư.

Việc áp dụng mơ hình trách nhiệm chung và liên đới cũng không thể giúp giải quyết một số vấn đề mang tính hệ thống mà người lao động di cư phải đối mặt trong việc tiếp cận

các cơ chế khiếu nại dành cho họ. Cần cân nhắc những thay đổi sau đây liên quan tới cơ

chế khiếu nại:

 làm rõ các tài liệu làm chứng nào mà người lao động di cư cần phải cung cấp để làm cơ sở chứng minh cho các khiếu nại của họ và nới lỏng các yêu cầu đối với

những người lao động di cư không thể thu thập được những giấy tờ cần thiết;  hỗ trợ lao động di cư trong quá trình lập đơn khiếu nại và khởi kiện dân sự – đặc

biệt khi họ cần có kiến thức chuyên ngành cụ thể để có thể theo đuổi vụ kiện/tiến hành khiếu nại; và

 cân nhắc đồng bộ hóa các quy trình, thủ tục tồ án và cơ chế khiếu nại – ngăn chặn tình trạng đơn khiếu nại của lao động di cư bị dồn ứ theo thời gian và khuyến khích việc giải quyết cơng bằng đơn khiếu nại của người lao động di cư.

Trục xuất

Một phần của tài liệu wcms_792203 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)