(Nguồn: ILO, chuẩn bị xuất bản. Hướng dẫn dành cho các Văn phịng thơng tin di cư: hỗ
trợ người lao động di cư tiếp cận tư pháp tại Việt Nam; Bộ luật hình sự 2015, (Việt Nam) số
100/2015/QH13.)
Các hành vi lạm dụng, bạo hành và quấy rối hoặc bóc lột người lao động có thể cấu thành tội phạm trong quá trình tuyển dụng hoặc di cư. Người lao động là nạn nhân của tội phạm có thể báo cơng an hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam để tiến
hành điều tra. Trong một số trường hợp, người lao động di cư là nạn nhân của tội phạm
có thể nhận được nguồn hỗ trợ bổ sung theo các cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước.
Người lao động di cư được các cơ quan điều tra của Việt Nam xác định là nạn nhân bn bán người có thể được hưởng các dịch vụ hỗ trợ khác nhau, trong đó bao gồm: chăm
sóc sức khỏe khẩn cấp, dịch vụ tâm lý, nhân viên xã hội, nhà tạm lánh và hỗ trợ pháp lý. Các tội danh sau đây theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (Việt Nam) có thể liên quan tới vấn đề di cư lao động:
Tội mua bán người (Điều 150)
Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) Tội cưỡng bức lao động (Điều 297)
Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) Tội quảng cáo gian dối (Điều 197)
Tội lừa dối khách hàng (Điều 198)
Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều 347)
Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam
trái phép (Điều 348)
Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo (gồm không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc trả thù người khiếu nại, tố cáo)
(Điều 132)
Xem tiếp cận tư pháp (access to justice)
L