Mặc dù nhiệm vụ của báo chí là làm rõ những hậu quả mà con người phải chịu sau khi trải qua những sự kiện đau thương, nhưng nhà báo/phóng viên cũng có nghĩa vụ khắc họa những tổn thương của nhân vật một cách chuyên nghiệp và không lợi dụng nỗi đau của họ.
Cần thừa nhận rằng những người chịu sang chấn do các sự kiện đau thương có thể khơng phải là nguồn tin đáng tin cậy. Việc chứng kiến những sự kiện đau buồn, hoặc nỗi sợ hãi trước thương tích hoặc cái chết, có thể ảnh hưởng đáng kể
đến góc nhìn và những đánh giá của nhân vật. Cần cố gắng kiểm tra kỹ lưỡng các
thông tin trong bài, tên, thời gian và địa điểm trước khi đi sâu khám phá những cảm xúc của nạn nhân và người sống sót.
Không bao giờ tiết lộ tên một người sống sót khi chưa nhận được sự đồng thuận
rõ ràng, sau khi đã có đầy đủ thơng tin từ phía nhân vật đó. Việc chỉ sử dụng tên đầu (first name) hoặc bí danh khơng phải lúc nào cũng là đủ để che giấu danh
tính của nhân vật. Hãy cân nhắc việc che giấu hoặc làm mờ một số đặc điểm nhận dạng nhất định có khả năng tiết lộ danh tính của nhân vật đó.
Nạn nhân/người sống sót sau khi trải qua sang chấn thường dễ bị tổn thương về tâm lý và tình cảm, hãy tiếp cận họ với sự quan tâm và sự tôn trọng. Hãy dành thời gian giới thiệu bản thân và giải thích cho họ lý do tại sao bạn muốn thực hiện phỏng vấn. Đừng vội vàng bắt đầu phỏng vấn trước khi bạn đảm bảo được rằng nhân vật đã sẵn sàng và thoải mái để tiếp nhận các câu hỏi.
Nếu nạn nhân/người sống sót sau sang chấn có vẻ sững người và khơng thể nói chuyện, đừng cố gây áp lực để tiếp tục thực hiện cuộc phỏng vấn hay cố khám phá một số chi tiết trong câu chuyện mà họ không sẵn sàng chia sẻ với bạn. Hãy tôn trọng quyền riêng tư của nhân vật và cân nhắc đến sự chênh lệch về quyền lực giữa nạn nhân/người sống sót và nhà báo/phóng viên. Nếu bạn cố ép buộc nhân vật phải chia sẻ những chi tiết đau thương, bạn có thể khơi dậy những dấu hiệu gợi họ nhớ về vụ tấn công hay xâm phạm mà họ đã phải trải qua.
Thừa nhận và nhận thức được những cảm xúc của bản thân khi viết tin bài về những sự kiện và trải nghiệm đau thương, giữ khoảng cách hợp lý với các nạn
nhân và người sống sót. Xu hướng “đồng cảm quá mức” có thể trở nên nguy hiểm
Bản thuật ngữ thân thiện với truyền thông về di cư - Tuyển dụng công bằng và lao động
cưỡng bức - Ấn bản Việt Nam là cuốn sổ tay hướng dẫn dành cho nhà báo, nhà nghiên
cứu, giảng viên và các cá nhân viết về chủ đề lao động di cư tại Việt Nam, đặc biệt liên quan tới nội dung tuyển dụng người lao động di cư và nạn lao động cưỡng bức. Bản thuật ngữ này đã được chỉnh sửa sao cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam và bao gồm cả thuật ngữ chung liên quan tới lao động di cư và thuật ngữ cụ thể chỉ phù hợp để mơ tả tình hình lao động di cư tại Việt Nam. Nhìn chung, cuộc tranh luận về vấn đề di cư
ngày càng trở nên tiêu cực và do đó, lời lẽ, ngơn từ chúng ta sử dụng trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết. Bản thuật ngữ này được xây dựng với mục đích hỗ trợ các nhà báo
nhằm đảm bảo những bài viết của họ khơng mang tính phân biệt đối xử hay quá khích, và các vấn đề liên quan tới các khía cạnh khác nhau của di cư đều được nhìn nhận thấu
đáo. Ngơn từ có sức mạnh ảnh hưởng tới ý kiến của cơng chúng, chính vì thế, chúng ta đều có trách nhiệm chung trong việc lựa chọn ngôn từ một cách cẩn trọng.