phức tạp. Theo nguyên tắc chung, nếu người lao động phải làm việc thêm giờ nhiều hơn mức cho phép theo luật quốc gia, dưới một số hình thức đe dọa nào đó (ví dụ như đe dọa sa thải) hoặc để kiếm được ít nhất là mức lương tối thiểu, thì có thể được xem xét là
lao động cưỡng bức.
lao động cưỡng bức.
lao động cưỡng bức.
vệ nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân của nạn bạo hành, (Hoa Kỳ). 22 USC 7101; Nghị định thư của Liên Hợp Quốc về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bổ sung Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên Quốc gia của Liên Hợp Quốc, 2000.)
Lao động cưỡng bức được định nghĩa trong Công ước của ILO về Lao động cưỡng bức,
1930 (số 29) là: “mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự
đe doạ về bất kỳ hình phạt nào và bản thân người đó khơng tự nguyện làm”. Định nghĩa
này bao gồm ba yếu tố quan trọng sau:
Cơng việc hoặc dịch vụ: nói đến tất cả các loại hình cơng việc xảy ra trong bất kỳ hoạt động, ngành hoặc lĩnh vực nào kể cả trong nền kinh tế phi chính thức. Đe dọa về bất kỳ hình phạt nào: nói đến một loạt các hình phạt được sử dụng để
buộc ai đó phải làm việc – ví dụ: sử dụng đe dọa hoặc bạo hành, hoặc qua những thủ đoạn tinh vi hơn như thao túng nợ, giữ giấy tờ tùy thân hoặc dọa thông báo
cho các cơ quan quản lý di cư.
Tự nguyện làm: nói đến sự chấp thuận một cách tự do, sau khi người lao động đã
có đầy đủ thơng tin để nhận một cơng việc nào đó, và quyền tự do rời đi của họ
bất cứ lúc nào. Điều này không áp dụng khi một người sử dụng lao động hoặc
người tuyển dụng hứa hẹn sai sự thật để người lao động nhận một công việc mà
lẽ ra họ sẽ không chấp nhận.
Tại Việt Nam, lao động cưỡng bức là một loại tội phạm. Bộ luật hình sự 2015 quy định
“cưỡng bức lao động”, là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác
ép buộc người khác phải lao động”, và là một tội hình sự có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định và/hoặc phạt tù. Quy định cấm lao động cưỡng bức trong lĩnh vực di cư lao động cũng được quy định trong Luật
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 và đối tượng
bị kết án “cưỡng bức lao động” có thể khơng được phép hoạt động trong lĩnh vực di cư
lao động.