thiết lập.
Hăm dọa và đe dọa
Intimidation and threats
(Nguồn: ILO, 2012. Các chỉ báo về lao động cưỡng bức.)
Nạn nhân của lao động cưỡng bức có thể bị hăm dọa và đe dọa khi họ phàn nàn về tình trạng lao động của họ hoặc muốn nghỉ việc.
Ngoài những lời đe dọa về bạo hành thể chất, các lời đe dọa phổ biến khác được sử dụng
đối với người lao động bao gồm tố cáo với cơ quan quản lý nhập cư, cắt tiền lương hoặc
không cho phép sử dụng nhà ở hoặc đất đai, sa thải các thành viên trong gia đình, áp
đặt điều kiện làm việc tồi tệ hơn nữa hoặc rút “đặc quyền” như quyền rời khỏi nơi làm
việc. Thường xuyên lăng mạ và làm sa sút tinh thần người lao động cũng là một hình thức cưỡng bức tâm lý, nhằm làm tăng cảm giác bị tổn thương của họ.
Tính thực tế và tác động của các lời đe dọa phải được đánh giá từ góc nhìn của người lao
động; cần phải xem xét những yếu tố như đức tin, tuổi tác, nền tảng văn hóa và tình
trạng xã hội và kinh tế của họ.
Xem thêm lao động cưỡng bức (forced labour)
Hiệp định song phương
Bilateral agreements
(Nguồn: ILO, 2015. Các hiệp định song phương và biên bản ghi nhớ về di cư của lao động kỹ
năng thấp: Đánh giá.)
Các hiệp định song phương là các điều ước được mô tả theo Công ước Vienna năm 1969
về Luật Điều ước: “một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia
và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất
hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó
là gì.”
Trong bối cảnh di cư lao động, các hiệp định song phương là các điều ước tạo ra các quyền và nghĩa vụ ràng buộc về mặt pháp lý giữa quốc gia xuất xứ và quốc gia đích đến,