trợ pháp lý hoặc có các dịch vụ để ngăn chặn, khiếu nại hoặc giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải. Tiếp cận cơng lý có thể đi kèm những việc sau:
thu thập thông tin về luật và cách thức luật này áp dụng cho người lao động di cư
như thế nào;
nhận thức được vấn đề pháp lý đang tồn tại và có những biện pháp nào để giải quyết vấn đề đó;
có được sự hỗ trợ thích hợp cho vấn đề pháp lý - từ một người có đủ năng lực hỗ trợ và khơng bị xung đột lợi ích làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ của họ (chẳng hạn như những biện pháp hỗ trợ từ cơ quan tuyển dụng, trong trường hợp cơ
quan này đang có liên quan đến rắc rối pháp lý); và
có thể vận động để thay đổi luật và phản ánh được tiếng nói của người lao động
di cư khi việc thay đổi luật ảnh hưởng đến họ.
Trong bối cảnh di cư lao động tại Việt Nam, tiếp cận công lý là khái niệm đặc biệt có liên
quan đến khả năng người lao động: phản đối các quyết định của các cơ sở tuyển dụng để lấy lại một phần hoặc toàn bộ tiền ký quỹ; khiếu nại và đòi bồi thường những hành vi
vi phạm quyền của người lao động – trong đó bao gồm lạm dụng, phân biệt đối xử, bóc lột hoặc quấy rối mà họ gặp phải trong thời gian di cư lao động.
Luật pháp Việt Nam quy định các cơ chế pháp lý hành chính và dân sự để người lao động
di cư có thể khiếu nại về những hành vi vi phạm các quyền của mình và phản đối các
quyết định của các cơ quan tuyển dụng nhằm lấy lại tiền ký quỹ. Luật pháp Việt Nam
cũng tạo cơ hội để lao động di cư có thể đưa ra những khiếu kiện hình sự về những hành
vi vi phạm quyền của mình. Tuy nhiên, lao động di cư có thể gặp phải những rào cản trong việc tiếp cận thông tin pháp luật chẳng hạn như khơng có nguồn hỗ trợ để theo