Sự xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm về thể chất mang bản chất tình dục, có thể bằng
vũ lực hoặc trong các điều kiện bất bình đẳng hoặc ép buộc.
Lạm dụng tình trạng dễ bị tổn thương (trong những tình huống dẫn đến lao động cưỡng bức) huống dẫn đến lao động cưỡng bức)
Abuse of vulnerability (in situations leading to forced labour)
(Nguồn: ILO, 2012. Những chỉ báo về lao động cưỡng bức.)
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, những người thiếu khả năng ngôn ngữ hoặc kiến thức về luật pháp địa phương, có ít lựa chọn
sinh kế, thuộc nhóm tơn giáo hoặc dân tộc thiểu số, bị khuyết tật hoặc có các đặc điểm khác khiến họ khác biệt với phần lớn dân số, là những đối tượng đặc biệt có nguy cơ bị lạm dụng và thường gặp trong các tình huống lao động cưỡng bức.
Tuy nhiên, nếu người lao động chỉ đơn thuần ở tình cảnh dễ bị tổn thương, chẳng hạn
như thiếu các lựa chọn sinh kế thay thế, thì khơng nhất thiết dẫn đến việc họ sẽ trở thành lao động cưỡng bức. Lao động cưỡng bức chỉ xảy ra khi người sử dụng lao động lợi dụng
tình trạng dễ bị tổn thương của người lao động, ví dụ như ép buộc làm thêm giờ quá mức hoặc giữ lại tiền công của họ dưới sự đe dọa của hình phạt. Lao động cưỡng bức cũng dễ xảy ra trong những trường hợp người lao động bị lệ thuộc nhiều mặt vào người sử dụng
lao động, chẳng hạn như khi họ không chỉ bị lệ thuộc vì cơng việc mà cịn vì nhà ở, thức ăn và công việc của người thân.
Xem thêm lao động cưỡng bức (forced labour)
Làm thêm giờ quá mức
Excessive overtime
(Nguồn: ILO, 2012. Các chỉ báo về lao động cưỡng bức.)
Người lao động trong những trường hợp bị cưỡng bức lao động có thể bị buộc phải làm
việc quá nhiều giờ hoặc nhiều ngày, vượt quá giới hạn do luật pháp quốc gia hoặc thỏa
ước lao động tập thể quy định. Họ có thể khơng được nghỉ giải lao hoặc khơng được có
ngày nghỉ phép, phải nhận làm thay ca hoặc thay giờ cho những đồng nghiệp không đi làm, hoặc phải trực 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.