Nam với cơ sở tiếp nhận lao động thực tập tại quốc gia đích đến/đích đến về điều kiện,
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc tuyển dụng người lao động Việt Nam tham
gia chương trình thực tập. Mỗi hợp đồng nhận lao động thực tập mà doanh nghiệp ký
kết phải được đăng ký tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và chấp thuận bằng văn bản trước khi thực thi hợp đồng. Doanh nghiệp Việt Nam có nguyện vọng tuyển dụng và
đưa lao động đi thực tập ở nước ngoài cũng phải đáp ứng các yêu cầu sau theo quy định
của pháp luật, bao gồm:
có tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập ở mức tối thiểu; báo cáo tình hình thực hiện đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài với Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội;
tổ chức để người lao động tham gia khóa học giáo dục định hướng; và quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động thực tập. Xem hợp đồng cung ứng lao động (labour supply contract)
K
Kafala/Kafeel
Kafala/Kafeel
Kafala thường được hiểu là "bảo trợ", mặc dù trong tiếng Ả Rập cổ điển, từ này gần nghĩa hơn với "đảm bảo" (daman) và "chăm sóc" (kafl). Thuật ngữ Kafala tại các nước Ả Rập được mô tả là xuất phát từ truyền thống hiếu khách, khi những người lạ được coi là
khách của một người bản địa và người bản địa này sẽ chịu trách nhiệm pháp lý và kinh tế trong việc đảm bảo phúc lợi cho người khách của mình, cũng như chịu trách nhiệm về hậu quả từ hành động của những người khách đó. Ngày nay, mơ hình bảo trợ Kafala được sử dụng như một phương tiện để quản lý lao động di cư ở nhiều nước Ả Rập. Theo
mơ hình Kafala, tình trạng nhập cư và cư trú hợp pháp của người lao động di cư được
ràng buộc với một nhà bảo trợ cá nhân (kafeel) trong suốt thời gian hợp đồng của họ.
Lúc này, người lao động di cư thường không thể nhập cảnh vào đất nước, xin thôi việc,
chuyển việc hoặc rời khỏi quốc gia mà không được người sử dụng lao động cho phép
trước. Mơ hình Kafala thường bị chỉ trích là một chỉ báo của lao động cưỡng bức cũng như góp phần tạo ra những tình huống giống với lao động cưỡng bức.