Học viện tư pháp (2018), tlđd (13), tr.44.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 28)

được cụ thể hóa trong Điều 67 của Hiến pháp năm 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước VNDCCH như sau: “Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc

mượn luật sư”. Đây chính là việc ghi nhận việc bảo đảm quyền bào chữa của người

bị buộc tội, ngay từ ngày đầu chính quyền non trẻ mới thành lập, nó đã trở thành một nguyên tắc Hiến định, là nền mống vững chắc cho sự phát triển của nguyên tắc này cho đến ngày hơm nay. Từ đây, hình thức bào chữa cũng đã hình thành hai hình thức cơ bản: tự bào chữa và nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Đây là một tiền đề hết sức quan trọng, là một cột móc đánh dấu rằng quyền bào chữa cũng đã ra đời trong nội dung của bản Hiến pháp năm 1946, thể hiện được sự ưu việt, cấp tiến của nhà nước ta kể từ khi mới ra đời.

Đến Hiến pháp năm 1959, Điều 101 quy định như sau: “Quyền bào chữa của

người bị cáo được bảo đảm”. So với Hiến pháp năm 1946 chỉ ghi nhận rằng người

bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa cho mình, thì Hiến pháp năm 1959 đã nâng cao quyền bào chữa của bị cáo lên thành một nghĩa vụ từ phía cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đó là phải “bảo đảm” cho người bị cáo phải được thực hiện quyền bào chữa của mình. Điều này cho thấy Đảng và nhà nước VNDCCH đã hết sức xem trọng quyền bào chữa của bị cáo, mặc dù họ là những người bị tình nghi phạm tội, xâm phạm đến các khách thể mà nhà nước ta bảo vệ; Điều này thể hiện một bước ngoặt hết sức quan trọng đối với quyền bào chữa của bị cáo, khi mà Hiến pháp năm 1959 ra đời và đưa vào thực hiện.

Ngày 30 – 0 4 – 1975, miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, non sơng Việt Nam liền một dãy sau 30 năm kháng chiến chống thực dân kiểu cũ và kiểu mới cùng chính quyền tay sai. Năm 1976, sau khi tiến hành hiệp thương, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) ra đời, từ đây tiếp tục xây dựng và đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Hiến pháp năm 1980 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất ra đời, đã ghi nhận tại Điều 133 như sau: “Toà án nhân

dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. Quyền bào chữa của bị cáo được

bảo đảm. Tổ chức luật sự được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về

mặt pháp lý”. Tiếp tục kế thừa tinh thần của Hiến pháp năm 1946 và năm 1959 về bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo, ngoài ra Hiến pháp năm 1980 còn đưa tổ chức luật sự vào thành nội dung hiến định và nguyên tắc này là tiền đề để “Ngày 18/12/1987, một văn bản pháp luật quan trọng về công tác bào chữa được ban hành, đó là Pháp lệnh tổ chức luật sư và tiếp theo đó là Quy chế Đồn luật sư ban hành kèm theo Nghị định 15- HĐBT ngày 21/02/1989 đã giải thích cụ thể quyền,

nghĩa vụ, cơ chế hoạt động của luật sư và tổ chức luật sư”15. Đây chính là tiền đề ra đời của Liên đồn Luật sư Việt Nam hiện nay, góp phần bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo trước tịa án.

Nhìn chung, từ sau Cách mạng tháng Tám – 1945 đến trước khi BLTTHS năm 1988 ra đời, việc bảo đảm quyền bào chữa đã được ghi nhận như một nguyên tắc hiến định trong các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959 và năm 1980. Trải qua từng giai đoạn của lịch sử, từng bản Hiến pháp được ban hành, việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo đã được ghi nhận và ngày càng hoàn thiện, thể hiện sự ưu việt của Nhà nước mới, trong giai đoạn giành độc lập cũng như thống nhất đất nước. Trong từng thời kỳ nói trên, Đảng và nhà nước ta đã phải đối diện với nhiều khó khăn, trở ngại hết sức cam go, tuy nhiên các quyền dân chủ của nhân dân luôn được bảo đảm, đặc biệt trong đó là quyền bào chữa của bị cáo. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, việc bảo đảm quyền bào chữa mặc dù đã từng bước được nhà nước chú tâm hồn thiện, nhưng vẫn khơng tránh khỏi thiếu xót do những điều kiện khách quan mang lại; nổi bật nhất là quyền bào chữa chỉ được bảo đảm đối với bị cáo khi họ bị đưa ra xét xử, đối diện với tòa án. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho người bị buộc tội khi thực hiện quyền bào chữa cũng như những người được họ nhờ bào chữa dùm trong việc thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để nhằm chứng minh cho sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình.

1.3.2. Giai đoạn từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực đến trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực

Trong giai đoạn 1975 – 1985, nước CHXHCNVN trải qua thời kỳ kinh tế bao cấp và gặp nhiều hạn chế trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xã hội… Nhận thấy nhiều bất cập đó, Đảng và nhà nước ta đã quyết tâm bước ra khỏi những vết xe đổ của các nước Xã Hội Chủ nghĩa anh em, dấu son đầu tiên đó chính là cơng cuộc “Đổi mới” được đề cập đến tại Đại hội VI (tháng 12 – 1986) của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đổi mới toàn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị cũng như đời sống xã hội. Trong những sự đổi mới đó, có cả đổi mới về chính sách pháp luật. Trong các giai đoạn trước đây, nhà nước ta chưa hề tồn tại một hệ thống pháp luật về TTHS độc lập, thì đến ngày 20/6/1988, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội đã thông qua BLTTHS năm 1988 – Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước CHXNCNVN, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1989. Trong lời mở đầu, BLTTHS

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 28)