chữa. Đồng thời, tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT – VKSNDTC – BCA – BQP ngày 19/10/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về phố hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 13 của Thông tư 46/2019/TT – BCA đã hướng dẫn chi tiết quyền này của người bào chữa. Theo đó, người bào chữa thực hiện quyền này của mình bằng hình thức văn bản và gửi đến cơ quan hữu quan có thẩm quyền; khi nhận được văn bản thể hiện đề nghị thay đổi của người bào chữa, nếu xét thấy khơng có căn cứ thay đổi thì các cơ quan này trả lời cho người bào chữa bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Đối với các biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế, nếu người bào chữa thấy được căn cứ áp dụng các biện pháp này khơng cịn hoặc việc áp dụng khơng cịn cần thiết nữa thì có quyền đề nghị thay đổi để bảo đảm quyền lợi cho người mà mình bào chữa theo quy định tại Điều 125, Điều 130 – BLTTHS 2015. Tại Điều 14 của Thông tư 46/2019/TT – BCA quy định, cơ quan đang thụ lý vụ án tiếp nhận văn bản đề nghị của người bào chữa để giải quyết. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận, nếu có căn cứ theo quy định của BLTTHS 2015 thì ra quyết định thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, theo thẩm quyền hoặc tiến hành các thủ tục cần thiết gửi Viện kiểm sát quyết định đối với các biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê duyệt; nếu xét thấy đề nghị này khơng có căn cứ thì cơ quan đang thụ lý từ chối và thơng báo cho người bào chữa bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Nếu trong quá trình giải quyết VAHS, nếu người bào chữa thấy rằng
các hoạt động tố tụng tiến hành chưa đầy đủ hoặc chưa được tiến hành, đã và đang được tiến hành nhưng chưa đúng trình tự, thủ tục do pháp luật TTHS quy định mà những việc đó cần thiết để làm rõ sự thật khách quan của vụ án thì người bào chữa có quyền đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tung phải tiến hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật TTHS. Người bào chữa cũng có thể đề nghị triệu tập người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác để làm rõ các tình tiết có liên quna đến vụ án. Bản chất đây là các quyền đề nghị, nên nếu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét để thực hiện, nếu như họ thấy không cần thiết phải thực hiện thì họ phải trả lời cho người bào chữa biết lý do.
- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu: Đây là một quy định mới,
mang tính mở rộng quyền cho người bào chữa khi tham gia vào VAHS. Trước đây, với BLTTHS 2003 thì “do địa vị pháp lý của người bào chữa chưa tương xứng với chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự, nên trong quá trình tham gia tố tụng, họ không được quyền thu thập chứng cứ như là một quyền hạn nhằm phục vụ cho việc thực hiện trách nhiệm bào chữa”46. Với BLTTHS 2015, nhà làm luật lần đầu tiên đã quy định nội dung này tại điểm h – khoản 1 – Điều 73 – BLTTHS 2015. Đồng thời, tại khoản 2 – Điều 88 – BLTTHS 2015 quy định:“Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền
gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa”
đã cho phép người bào chữa có quyền chủ động, độc lập trong việc thu thập chứng cứ mà khơng phải phụ thuộc hồn tồn vào cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nếu như chứng cứ, tài liệu, đồ vật của người buộc tội nhằm mục đích củng cố, chứng minh cho việc buộc tội thì ngược lại, người bào chữa thu thập, đưa ra chứng cứ nhằm mục đích chứng minh người mà mình có trách nhiệm bào chữa vơ tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS của họ. Xuất phát từ động cơ, mục đích khác nhau, thậm chí là đối lập nhau nên việc quy định cho người bào chữa chủ động thu thập, đưa ra chứng cứ là hoàn toàn phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp hiện nay. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng những chứng cứ, tài liệu, đồ vật này phải được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định, nếu khơng bảo đảm điều này thì dù những tài liệu, đồ vật này có thật đi chăng nữa cũng khơng có giá trị pháp lý và khơng được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.47 Bên cạnh đó, người bào chữa cũng có quyền kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến của mình về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đánh giá48
. Quy định này cho phép người bào chữa ngược lại cũng có quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá chứng cứ, dựa trên ba thuộc tính cơ bản của chứng cứ: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Qua đó, người bào chữa trình bày ý kiến của mình đối với sự đánh giá nói trên để thể hiện quan điểm của mình về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án. Ngoài ra, người bào chữa cịn có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá