Điểm đ– khoản 1 –Điều 73 –BLTTHS 2015.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 50 - 51)

cung. Người bào chữa được xem lại và ký tên; nếu biên bản ghi chưa đầy đủ, chưa chính xác nội dung câu hỏi, câu trả lời thì người bào chữa có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ghi ý kiến của mình trước khi ký vào biên bản. Điều này cho phép người bào chữa kiểm tra tính minh bạch, sự chính xác về mặt nội dung cũng như hình thức của các hoạt động tố tụng mà mình tham gia, đồng thời xem xét tính đúng đắn của các quyết định tố tụng do cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng ban hành, nhằm nắm bắt được chính xác các tình tiết và dự đốn được các hoạt động tiếp theo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, từ đó có kế hoạch chuẩn bị thật tốt cho kế hoạch bào chữa của mình cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người mà mình có trách nhiệm bào chữa.

Sau khi kết thúc điều tra, người bào chữa được quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa44. Tại thời điểm kết thúc điều tra, về cơ bản, nội dung vụ án đã được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ, các bên buộc tội và gỡ tội đã có thể hình dung ra vụ án trong nhận thức của mình, khơng cịn bị ràng buộc bởi tính bảo mật trong hoạt động điều tra nên việc cơ quan, người có thẩm quyền cho người bào chữa có quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu nói trên cũng là điều phù hợp. Tại khoản 2 – Điều 16 của Thông tư 46/2019/TT – BCA quy định Cơ quan điều tra phải tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện yêu cầu này, Điều tra viên bố trí cho người bào chữa thực hiện các hoạt động này tại trụ sở của Cơ quan điều tra, dưới sự giám sát của Điều tra viên, Cán bộ điều tra. Việc giao nhận tài liệu phải được lập thành biên bản ghi nhận và nếu để xảy ra mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu thì người bào chữa phải chịu trách nhiệm.

- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế: Việc quy định về quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và một số người tham gia tố tụng khác nêu trên xuất phát từ tinh thần của nguyên tắc bảo đảm sự vơ tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng45. Theo đó, nếu có căn cứ quy định tại Điều 49, Điều 51, Điều 52, Điều 53, Điều 54, khoản 5 – Điều 68, khoản 5 Điều 69, khoản 4 –Điều 70 của BLTTHS 2015 thì người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi những người này để bảo đảm sự vô tư, khách quan trong quá trình tiến hành tố tụng, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mà mình bào

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)