Khoả n3 –Điều 14 –Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 39)

24 https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t12887-bo-luat-hinh-su-phap-nhat-duc-anh-trung-quoc-ban-dich, truy cập ngày 07/02/2022. ngày 07/02/2022.

“Bị can hoặc bị cáo có thể chỉ định người bào chữa vào bất kì thời điểm nào. Đại diện pháp lý, người giám hộ, vợ hoặc chồng, họ hàng trực hệ, anh chị em của bị can hoặc bị cáo có thể độc lập chỉ định người bào chữa.”26

Đồng thời, các quy định từ Điều 31 đến Điều 41 quy định những hoạt động cụ thể của người bào chữa khi tham gia các giai đoạn của TTHS để giải quyết vụ án. - Bốn là, trong BLTTHS của Cộng Hịa Nhân Dân Trung Hoa, chúng ta cũng có thể tìm thấy quy định tại Điều 11 như sau: “…Bị cáo có quyền bào chữa và tịa án nhân dân phải có trách nhiệm bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình”. Đồng thời, Trung Hoa cũng ghi nhận quyền tự bào chữa của người bị buộc

tội tại Điều 32 – BLTTHS như sau:“Ngoài quyền tự bào chữa, nghi can hoặc bị cáo

có thể chọn một hoặc hai người khác làm người bào chữa”.27

Qua các quy định của BLTTHS của một số quốc gia tiến bộ như đã nêu trên, có thề thấy rằng việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội ở các quốc gia nói trên có sự khác biệt ở nhiều góc độ về mặt nội dung và mức độ bảo đảm cho quyền bào chữa cũng người bị buộc tội cũng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi nước, tuy nhiên về mặt tổng quan thì đều có sự ghi nhận và bảo đảm thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội. Từ đó, khi so sánh với pháp luật TTHS của nước ta, có thể thấy các nhà làm luật ở nước ta kể từ khi thành lập nhà nước đến nay đã và luôn bắt kịp theo xu hướng tiến bộ chung của nhân loại trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, đồng thời đã pháp điển hóa việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trở thành một nguyên tắc chung cơ bản, chi phối xuyên suốt các giai đoạn trong tố tụng hình sự.

26 Tlđd (24).

Kết luận Chương 1

Quyền bào chữa là một quyền cơ bản hết sức quan trọng, được ghi nhận trong nhiều Điều ước quốc tế và trong pháp luật TTHS của nhiều quốc gia tiến bộ, đồng thời cũng được ghi nhận trong pháp luật TTHS Việt Nam. Quyền này cho phép tất cả mọi người khi tham gia vào hoạt động TTHS với tư cách là người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) chống lại sự buộc tội đến từ phía cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm bác bỏ sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ. Nhận thấy tầm quan trọng không thể thiếu của quyền bào chữa nói trên, các nhà làm luật Việt Nam đã quy định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trở thành một nguyên tắc Hiến định và cụ thể hóa nguyên tắc này vào trong BLTTHS, xuất phát từ nền tảng cơ bản nhất là nhằm bảo đảm quyền con người, thể hiện bản chất của nhà nước ta ln mang tính nhân đạo, nhân văn và xuất phát từ nhiệm vụ và thực tiễn thực của TTHS. Trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, nguyên tắc này ngày càng được bổ sung và hồn thiện một cách tích cực, phù hợp với tinh thần, xu hướng chung của quốc tế.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1. Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự Việt Nam theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

2.1.1. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa

Một trong những nội dung cơ bản đầu tiên khi đề cập đến người bị buộc tội đó chính là quyền tự bào chữa. Bởi lẽ, không phải lúc nào người bị buộc tội cũng có thể nhanh chóng liên lạc được với người bào chữa cho mình do nhiều lý do khách quan như: chưa có người bào chữa phù hợp, khơng có khả năng thanh toán thù lao cho người bào chữa, chờ sự chỉ định người bào chữa từ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, … Do đó, pháp luật TTHS cho phép họ ngay từ khi bị buộc tội có được quyền tự bào chữa nhằm bác bỏ sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho mình. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình giải quyết VAHS, người bị buộc tội sẽ có sự thay đổi tên gọi khác nhau, thể hiện tư cách tham gia tố tụng khác nhau. Mặc dù có sự thay đổi về tư cách tố tụng đó, nhưng nhìn chung họ vẫn là người bị buộc tội, và có các quyền chung giống nhau và các quyền đặc thù khác nhau trong mỗi giai đoạn.

Những quyền chung của người bị buộc tội là những quyền tồn tại xuyên suốt, không tách rời với người bị buộc tội trong tất cả các giai đoạn tiến hành tố tụng, bao gồm:

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình: Nhìn chung, khi

một người trở thành người bị buộc tội, dù ở bất cứ giai đoạn nào, họ là một chủ thể được pháp luật TTHS trao cho các quyền nhất định nhằm chống lại sự buộc tội. Việc thơng báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội đóng vai trị hết sức quan trọng, nhằm mục đích giúp cho người bị buộc tội biết được mình có những quyền gì, được giải thích một cách đầy đủ quyền và cách thức thực hiện quyền đó của mình, đồng thời họ có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi có u cầu từ cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Bởi lẽ, không phải người bị buộc tội nào cũng có thể hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật TTHS nói riêng, trình độ, nhận thức của họ là không đồng đều như nhau. Và nhìn chung, họ là một chủ thể yếu, bị hạn chế một số quyền cơ bản nhất định khi tham gia vào quan hệ TTHS, do đó khi họ được thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình thì

họ sẽ thực hiện quyền bào chữa của mình một cách đầy đủ, tránh trường hợp có quyền mà khơng biết dùng, làm mất đi cơ hội mà pháp luật TTHS dành cho họ để chống lại sự buộc tội từ phía cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, nhằm chứng minh họ vô tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS của mình.

- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội: Trong quá trình giải quyết VAHS,

lời khai là một nguồn chứng cứ28, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định sự thật của vụ án; từ lời khai của người bị buộc tội, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá với các tài liệu, chứng cứ, đồ vật khác nhằm xác định hành vi của họ có cấu thành tội phạm hay không. Việc ấn định thời gian, địa điểm lấy lời khai phải phù hợp với quy định của pháp luật TTHS; tuy nhiên, việc người bị buộc tội có khai hay khơng, khai như thế nào thì đó là quyền của họ, khơng phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với họ. Thông qua lời khai của mình, người bị buộc tội thể hiện quan điểm, nhận thức của mình về hành vi mà mình bị cáo buộc, đồng thời cũng chính là thể hiện quyền tự bào chữa của mình. Họ khơng bị buộc phải đưa ra lời khai gây bất lợi cho mình hoặc bị buộc phải nhận tội, bởi lẽ theo nguyên tắc suy đốn vơ tội tại Điều 13 – BLTTHS 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi

là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Việc chứng

minh người bị buộc tội là có tội hay khơng là trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; việc này được ghi nhận tại Điều 15 – BLTTHS 2015 về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng”. Nếu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm ép buộc người bị buộc tội phải tự nhận mình có tội như dùng nhục hình, bức cung thì sẽ phải chịu TNHS quy định tại Điều 373 và Điều 374 – BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đồng thời, người bị buộc tội với lời khai của mình, nếu họ khai báo gian dối, không đúng sự thật thì đó cũng khơng lập tức chịu hậu quả gì, bởi đây là quyền của họ; tuy nhiên, nếu sau khi quá trình chứng minh về tội phạm của họ hồn tất, Tịa án xác định họ có tội thì trong bản án đã có hiệu lực cũng như theo quan điểm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, những lời khai gian dối, không đúng sự thật đó sẽ ảnh hưởng đến yếu tố tăng nặng và giảm nhẹ TNHS của họ. Cùng với

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 39)