thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.”
Nếu không thuộc vào trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa quy định tại Điều 75 – BLTTHS 2015 thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa quy định tại Điều 78 – BLTTHS 2015. Đây là nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm bào đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, nghiêm cấm các hành vi “Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật”53.
Nếu người bị buộc tội thuộc diện phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 – Điều 76 – BLTTHS 2015 thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức có liên quan (Đoàn luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận) cử người bào chữa cho họ theo khoản 2 – Điều 76 – BLTTHS 2015.
Thứ ba, khi người bào chữa tham gia bào chữa cho người bị buộc tội, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng các quyền của người bào chữa quy định tại khoản 1 – Điều 73 – BLTTHS 2015. Việc người bào chữa sử dụng các quyền của mình để tham gia vào các hoạt động như: gặp, hỏi người bị buộc tội; tham gia vào các buổi hỏi cung, lấy lời khai và một số hoạt động tố tụng khác ngồi mục đích chính là bào chữa cho người bị buộc tội thì cịn giúp cho người bị buộc tội cảm thấy an tâm về mặt tinh thần, bình tĩnh hơn, dễ dàng chia sẽ những sự việc đã xảy ra, những điều mà người bị buộc tội khơng dám nói với người tiến hành tố tụng… Hơn nữa, việc người bào chữa tham gia vào các hoạt động nói trên cịn góp phần “bảo chứng” cho các hoạt động của người tiến hành tố tụng rằng họ khơng có ép cung, bức cung, dùng nhục hình… đối với người bị buộc tội. Việc bảo đảm cho người bào chữa tham gia các hoạt động này ngoài việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình thì cịn có lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc chứng minh mình thực hiện đúng các quy định của pháp luật TTHS.
Thứ tư, một trong những nghĩa vụ, trách nhiệm quan trọng nữa của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chính là bảo đảm quyền tranh tụng của người bị buộc tội, người