pháp lý; và được nhận sự trợ giúp pháp lý theo chỉ định trong trường hợp lợi ích của cơng lý địi hỏi và khơng phải trả tiền cho sự trợ giúp đó nếu khơng có đủ điều kiện trả; được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng buộc tội mình, và được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên tồ và thẩm vấn họ tại toà với những điều kiện tương tự như đối với những người làm chứng buộc tội mình;được có phiên dịch miễn phí nếu khơng hiểu hoặc khơng nói được ngơn ngữ sử dụng trong phiên tồ; khơng bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội23. Qua nội dung của quy định này có thể thấy, việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội là một nội dung hết sức quan trọng và được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm và bảo vệ. Có thể xem đây là một chuẩn mực quan trọng trong quyền được xét xử công bằng.
1.4.2. Quy định của một số nước trên thế giới về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
- Một là, trong BLTTHS Pháp, tại Điều 1-P (III) quy định:
“Bất kỳ ai bị nghi ngờ hoặc truy tố được suy đoán vô tội chừng nào chưa chứng minh được tội của họ. Việc vi phạm nguyên tắc suy đốn vơ tội bị cấm, và phải bị bồi thường, trừng phạt trong các trường hợp luật định.
Người này có quyền được thơng báo về cáo buộc chống lại họ và được bào chữa về mặt pháp lý.”24
- Hai là, trong BLTTHS của Cộng Hòa Liên Bang Đức quy định tại Điều 137 như sau:
“(1) Bị can/bị cáo có thể nhận sự giúp đỡ của luật sư bào chữa tại bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Tối đa là ba luật sư bào chữa có thể được lựa chọn.
(2) Nếu bị can/bị cáo có người đại diện theo pháp luật, người đó cũng có thể tham gia vào cùng với luật sư bào chữa một cách độc lập. Khoản (1), câu hai, sẽ
được áp dụng với những sửa đổi phù hợp.”25
Ngồi ra cịn có các quy định khác từ Điều 148 đến 149 quy định chi tiết, cụ thể vai trò của người bào chữa khi tham gia vào các quá trình của TTHS.
- Ba là, trong BLTTHS của Nhật Bản, tại Điều 30 quy định như sau: