Khoả n4 –Điều 56 –BLTTHS 2003 và khoản 1 ,4 –Điều 78 –BLTTHS 2015.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 50)

này là một quyền chủ động của người bào chữa mà không phụ thuộc vào sự đồng ý của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, thực hiện trong tất cả các giai đoạn tiến hành tố tụng và không bị hạn chế số lần gặp, hỏi người bị buộc tội. Tại điểm c – khoản 1 – Điều 20 và khoản 3 – Điều 22 – Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 cũng quy định cụ về việc trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam để gặp người bào chữa, đồng thời quy định người bào chữa nếu muốn gặp người bị tam giữ, người bị tam giam phải xuất trình giấy tờ chứng minh về việc bào chữa; Đồng thời, tại Điều 10 của Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam ngày 23/01/2018 cũng quy định chi tiết về việc phối hợp, tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp người bào chữa thực hiện theo quy định tại Điều 80 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 22, Điều 34 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam. Nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người bào chữa có hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc cản trở việc giải quyết vụ án thì người có thẩm quyền giám sát phải dừng ngay cuộc gặp và lập biên bản, báo cáo với Thủ trưởng cơ sở giam giữ và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để xử lý. Nổi bật hơn, tại Điều 12 – Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 đã quy định rất chi tiết việc tổ chức cho người bào chữa gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ bi can đang bị tạm giam; theo đó với mỗi tư cách của người bị buộc tội khac nhau thì sẽ có thủ tục khác nhau, nhưng điểm có thể nói là rất tiến tiến bộ ở chổ quy định này khẳng định Cơ quan điều tra, Cơ sở giam giữ không được hạn chế số lần và thời gian trên một lần gặp của người bào chữa với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.

- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác: Các hoạt động được liệt kê nêu trên là các hoạt động xuất phát từ các hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, do đó người bào chữa khi tham gia vào các hoạt động này là ở tư thế bị động. Vì vậy, trong các hoạt động này của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, để bảo đảm cho người bào chữa có kế hoạch cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc tiến hành bào chữa cho người bị buộc tội, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước cho

người bào chữa về thời gian địa điểm cụ thể41, nhằm bảo đảm cho việc tiến hành các hoạt động nói trên được diễn ra một cách cơng bằng, đúng quy định của pháp luật cũng như bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội, tránh được các sự việc tiêu cực có thể xảy ra như ép cung, mớm cung, dụ cung, thậm chí là tránh tình trạng người tiến hành tố tụng vì nơn nóng giải quyết vụ án mà có hành vi tra tấn, dùng nhục hình đối với người bị buộc tội. Khoản 1 – Điều 11 của Thông tư 46/2019/ TT- BCA quy định phải báo trước cho người bào chữa tối thiểu là 24 giờ đối với trường hợp người bào chữa cư trú cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án; tối thiểu 48 giờ đối với trường hợp người bào chữa cư trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án; khoản 2 của điều này cũng quy định nếu người bào chữa đã được thông báo mà khơng có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 291 – BLTTHS 2015. Quy định này góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người bào chữa đối với người mà mình nhận bào chữa.

Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can42. Quy định này xuất phát từ việc nhà làm luật đã cho phép người bào chữa có quyền gặp, hỏi người bị buộc tội một cách chủ động, thì trong hoạt động này, việc hỏi chính là của người tiến hành lấy lời khai, hỏi cung; nếu để người bào chữa tham gia hỏi song song với người có thẩm quyền lấy lời khai, hỏi cung sẽ gây ra sự nhiễu loạn thông tin trong các hoạt động nói trên, làm cho buổi làm việc không đạt được hiệu quả. Sau mỗi lần kết thúc các hoạt động nói trên thì người có thẩm quyền đều lập biên bản ghi nhận các chủ thể tham gia, diễn biến, ý kiến của các bên, thời gian, địa điểm..., để đưa ra các quyết định trong thẩm quyền của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bào chữa được quyền xem những biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa43

. Đồng thời, tại khoản 3 – Điều 11 của Thông tư 46/2019/TT – BCA cũng quy định về việc hỏi của người bào chữa đối với người bị buộc tội phải được Điều tra viên đồng ý, câu hỏi của người bào chữa và câu trả lời cảu người bị buộc tội sẽ được ghi lại. Khi kết thúc việc hỏi cung, lấy lời khai, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải đọc lại hoặc đưa cho người bào chữa đọc lại các biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 48 - 50)